Bài viết này được viết riêng cho Investing.com
Câu chuyện về việc chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng (QE) hơn nữa và việc in tiền dẫn đến lạm phát lớn chưa từng thấy trong lịch sử - là một câu chuyện cổ tích. Câu chuyện tương tự đã được kể cách đây gần một thập kỷ và đơn giản là nó không bao giờ diễn ra, chính vì vậy khiến nhiều nhà đầu tư rất thất vọng.
FED đã hết sức cố gắng khi cảnh báo với các nhà đầu tư rằng việc lạm phát thấp là mối đe dọa lớn nhất mà FED phải đối mặt. Điều có vẻ khó hiểu là tại sao các tài sản liên quan đến lạm phát như vàng và Bitcoin lại tăng mạnh.
Lạm phát tăng cao – Một câu truyện cổ tích
Câu chuyện cổ tích bắt đầu cách đây một thập kỷ khi FED đưa ra quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ (QE) lần đầu tiên. Câu chuyện nhanh chóng bắt đầu là lạm phát sẽ sớm theo sau, và mặc dù giá một số tài sản tăng một chút, nhưng nó không kéo dài. Gần một thập kỷ sau, kể cả trước khi đại dịch bùng phát, FED vẫn đang loay hoay tìm kiếm kết quả của quyết định được đưa ra trước đó với kỳ vọng các mức giá cao hơn.
Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư ở thời điểm này có thể vẫn sẽ phải đối mặt với thất vọng tương tự như những gì đã trải qua trong hơn một thập kỷ trước. Giá vàng bắt đầu tăng mạnh vào cuối năm 2008 từ khoảng 750 đô la, đạt đỉnh vào tháng 8 năm 2011 là khoảng 1.900 đô la. Kim loại này tiếp tục giảm giá trị trong 7 năm tới, xuống mức thấp nhất là 1.000 USD. Tình hình cũng không mấy khả quan đối với đồng, khi tăng từ khoảng $1,30 lên gần $4,70. Kim loại đỏ cũng bị mất giá so với cùng thời điểm.
Thật ngạc nhiên, chúng ta lại thấy giá vàng và đồng tăng vọt cùng với các mặt hàng khác. Và hiện tại chúng ta cũng có thêm bitcoin – đã tham gia vào câu chuyện cổ tích vì việc in tiền từ FED chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy yếu của đồng đô la và gây ra tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng nhận thấy trong các biểu đồ sau đây rằng điều đó là không đúng.
Lạm phát ở đâu?
Bản thân việc nới lỏng chính sách nhiều hơn nữa không bao giờ thúc đẩy lạm phát sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Việc dựa vào các dộng thái chuyển động của PCE trung bình có nghĩa là lạm phát chỉ vượt qua 2% trong một số ít trường hợp kể từ năm 2009. Chúng tôi cũng biết dựa trên tốc độ M2 và MZM, việc in tiền quá nhiều đẩy tỷ lệ lạm phát xuống thấp hơn. Một biểu đồ đơn giản về vận tốc M2 và MZM, so với tốc độ 10 năm, nhanh chóng chứng minh điều đó.
Vận tốc của lượng tiền dự trữ là một tỷ lệ đơn giản của GDP chia cho M2 hoặc MZM. Số lượng tiền đó tăng nhanh hơn so với GDP, kết quả là tiền càng được bơm nhiều vào thị trường thì tốc độ tăng trưởng càng chậm vì không có đủ các điều kiện để kích nhu cầu, đẩy giá lên cao hơn. Ví dụ, vào đầu những năm 1980, 1 đô la được tạo ra trong MZM tạo ra gần 3,80 đô la trong GDP. Ngày nay, 1 đô la được tạo ra trong MZM chỉ tạo ra 1 đô la trong GDP, giảm lạm phát tại nơi làm việc. Vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế có thể gặp phải là tốc độ tăng trưởng GDP đơn giản là quá chậm đối với việc in tiền.
Thất vọng
Tất cả số tiền do FED tạo ra ngày nay đến từ ba nguồn chính: bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ và tiền tệ đang lưu thông. Ba nguồn cung cấp đó hiện có các giá trị nắm giữ là 6,7 nghìn tỷ đô la trong bảng cân đối 7,2 nghìn tỷ đô la của FEDs. Do đó, lạm phát– một điều mà rất nhiều người đang đặt cược rằng sẽ sớm diễn ra – lại rất khó có thể xảy ra, miễn là tiền vẫn còn trong các nguồn tại FED.
Khái niệm cho rằng tất cả việc in tiền ngày nay sẽ dẫn đến tăng giá và tạo ra lạm phát lớn gần giống chính xác với những gì đã xảy ra vào năm 2009 và 2010. Các động lực có thể sẽ biến mất tương tự như cách đã kết thúc vào thời điểm đó – một ảo tưởng với các nhà đầu tư đã thất vọng khi đặt niềm tin vào cùng một câu chuyện cổ tích.