Không có gì ngạc nhiên khi những người chiến thắng thị trường trong năm nay tập trung trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, phân tích gần đây từ David Kostin, giám đốc chiến lược thị trường vốn tại Goldman Sachs vẫn đang gây sốc.
Trong một báo cáo gửi khách hàng cách đây một tuần, Kostin nhấn mạnh rằng chỉ có một cổ phiếu chiếm hơn 1/3 tổng lợi nhuận của chỉ số S&P 500, gần 3% trong nửa đầu năm 2018: đó là Amazon (NASDAQ:AMZN), tăng 48% kể từ đầu năm đến nay, chiếm 36% tổng lợi nhuận của chỉ số S&P năm nay, bao gồm cả cổ tức.
Do đó, không ngạc nhiên khi tất cả các chỉ số chính của Mỹ, chỉ số NASDAQ đã trở thành chỉ số có diễn biến tốt nhất trên phố Wall. Chỉ số gồm nhiều cổ phiếu công nghệ cũng tăng khoảng 12% trong năm nay, chỉ số S&P 500 cũng tăng 4%. Trong khi đó, chỉ số Dow tụt lại phía sau, chỉ tăng 0,2% trong năm.
Với diễn biến các chỉ số trung bình trên Wall Street như vậy, có lẽ đó không phải là một bất ngờ khi có một số ngoại lệ đối với mức tăng của cổ phiếu công nghệ. Để hiểu chỉ số SPX đã tăng mạnh như thế nào nhờ cổ phiếu công nghệ, hãy cùng theo dõi diễn biến của chúng: Microsoft (NASDAQ:MSFT) (+19% YTD), Apple (NASDAQ:AAPL) (+12% YTD), and Netflix (NASDAQ:NFLX) (+118% YTD)— 4 công ty này chiếm 84% tổng mức tăng của chỉ số trong năm nay.
Nếu tính cả Facebook (NASDAQ:FB) (+16% YTD) và công ty mẹ của Alphabet (NASDAQ:GOOGL) (+10% YTD), 6 công ty trên chiếm 99% tổng mức tăng tính đến thời điểm hiện tại của chỉ số S&P 500. Một thực tế khác rằng: khi tính đến mức tăng của cổ phiếu Adobe (+42% YTD) and NVIDIA (NASDAQ:NVDA) (+28%), gần 110% tổng lợi nhuận của chỉ số S&P năm 2018 chỉ nhờ 8 cổ phiếu này.
Những kết quả này cho thấy sự thành công liên tục của các cổ phiếu tăng trưởng lớn, Kostin – người kỳ vọng vào diễn biến vượt trội từ những công ty có nền tảng tài chính ổn định. “Trái với lịch sử, nhiều công ty có bảng cân đối kế toán khá tốt hôm nay cũng là những công ty có mức tăng trưởng mạnh nhất” – ông cho biết.
Trong nửa sau năm 2018, các cổ phiếu công nghệ dịch vụ, đặc biệt là nhóm FAANG – gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix và công ty mẹ Google Alphanet – sẽ ít bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến tranh thương mại so với các công ty công nghệ Mỹ nói chung. Đó là do các công ty này chủ yếu tập trung vào các dịch vụ phần mềm, vì vậy chuỗi giá trị của họ ít bị phụ thuộc hơn so với các công ty dựa vào các nhà sản xuất phần cứng của Trung Quốc, theo Ingvild Borgen Gjerde, một nhà kinh tế tại Capital Economics.
Thứ hai, doanh số nhóm FAANG này ít bị ảnh hưởng với Trung Quốc, do họ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn của Trung Quốc, cung cấp các dịch vụ tương tự và kiểm soát hầu hết thị trường trong nước. Tuy nhiên, nhưng cái tên này có tính chu kỳ cao.
Nếu chiến tranh thương mại khiến kinh tế tạm dừng, tăng trưởng của nhóm này có thể chậm lại. “Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu của nhóm FAANG sẽ phụ thuộc lớn vào tăng trưởng nền kinh tế tổng thể, và khi nền kinh tế giảm, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm FAANG cũng sẽ giảm theo” – nhà kinh tế học cho biết. Ông cảnh bảo rằng nếu căng thẳng thương mại gia tăng hơn, “rủi ro tăng lên rằng điều này có thể sẽ xảy ra sớm hơn”.