Trong nửa đầu 2019, động thái thị trường dầu và quan ngại của nhà đầu tư chịu áp lực từ lệnh cấm vận đối với dầu Iran, căng thẳng gia tăng tại vịnh Ba Tư và hàng loạt các chỉ báo cho nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu.
Dưới đây là 3 yếu tố ảnh hưởng lên thị trường dầu mà chúng ta cần theo dõi tại nửa sau năm 2019.
1. Đàm thoại thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
Đây có thể là chất xúc tác lớn nhất ảnh hưởng đến động thái giá hiện tại và có ảnh hưởng đáng kể lên tâm lý thị trường và triển vọng tương lai. Bất kỳ dấu hiệu của quan hệ thương mại Mỹ - Trung tốt lên hay kém đi đều có khả năng điều hướng giá dầu. Tổng thống Trump và chủ tịch Tập sẽ có cuộc họp ngay sau cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tuần. Nhà đầu tư không kỳ vọng sẽ có giải pháp nào được đưa ra từ cuộc họp này, nhưng tông giọng và kết quả sẽ là các cải thiện đáng kể cho tâm lý kinh tế toàn cầu và triển vọng nhu cầu dầu. Chúng ta chỉ có thể kỳ vọng vào một hứa hẹn cho đàm thoại sâu hơn trong các tháng tiếp theo và những nhận định tích cực cho việc loại bỏ thuế quan hiện tại, ít nhất là trì hoãn áp thêm thuế. Đương nhiên, nếu Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại vào nửa sau năm 2019, chúng ta có thể kỳ vọng giá dầu tăng thêm khi điều này có thể coi như là dầu hiệu tích cực cho kinh tế toàn cầu cũng như là nhu cầu dầu.
2. Sản lượng và xuất khẩu dầu thô Mỹ
Theo như số liệu từ EIA ngày hôm qua, nền công nghiệp dầu tại Mỹ vẫn đóng vai trò lớn trong điều hướng giá dầu. Sản lượng tại Mỹ vẫn mạnh mẽ và nếu nó thêm vào lượng dự trữ thì giá sẽ đi xuống. Tuy nhiên, Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu nhìn nhận điểm cần cải thiện trong cơ sở hạ tầng dầu như là đường ống trong mùa hè này. Khi nhiều dầu hơn bắt đầu được chảy từ giếng lọc đến các đơn vị xuất khẩu hiệu quả thì chúng ta sẽ thấy lượng dự trữ tăng lên. Theo báo cáo ngày hôm qua của EIA, lượng xuất khẩu đạt mức kỷ lục 9,4 triệu thùng/ngày và mức giảm 12,8 triệu thùng trong kho dự trữ phản ánh điều này. Giá dầu phản ứng tích cực với luồng tin dù cho một trong số các động thái tăng giá là kết quả của nhận định tích cực từ phía bộ trưởng tài chính Mnuchin về tiềm năng nối lại đàm thoại với Trung Quốc.
Đám mây đen bao phủ báo cáo của EIA là việc sử dụng giếng dầu vẫn tương đối yếu so với trước đó. Đó sẽ là chỉ báo quan trọng cho nhà đầu tư để theo dõi trong nửa sau năm 2019. Nếu các giếng dầu Mỹ không được hoạt động tối đa công xuất, đồng nghĩa với việc họ kỳ vọng nhu cầu dầu suy yếu hoặc họ không thể đạt được mức cung dầu cần thiết đủ để phù hợp với nhu cầu tại giá phải chăng.
Vụ hỏa hoạn gần đây tại giếng dầu Philadelphia và quyết định đóng cửa cơ sở hình thành nên vấn đề với nhu cầu tại Mỹ bởi 335.000 thùng dầu thô/ngày không còn được sử dụng. Lượng dầu đó hiện tại sẽ được bán cho giếng dầu khác, xuất khẩu hay dự trữ. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu giếng dầu có thể bù đắp cho nhu cầu đang gia tăng. Vụ việc đóng cửa giếng dầu được tuyên bố vào thứ Ba cùng lúc với những thông tin tốt từ cho dầu WTI (số liệu của EIA và thông tin từ Trung Quốc), nên ảnh hưởng lên giá dầu vẫn chưa hiện hữu và sẽ chỉ thấy khi mà cán cân cung – cầu được đưa ra.
3. OPEC & OPEC+
Cuộc họp OPEC tới đây diễn ra vào đầu tháng 10 sẽ cho chúng ta thấy những gì mà các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới hướng về trong nửa sau 2019. Lệnh cấm vận của Mỹ với Venezuela và Iran khiến tổng sản lượng OPEC sụt giảm đáng kể hơn so với kế hoạch cắt giảm của riêng OPEC, nhưng phần lớn các nhà sản xuất lớn như Ả Rập Xê Út và I rắc vẫn đang chi phối sản lượng OPEC.
Ả Rập Xê Út vẫn sản xuất dưới quota, nhưng sẽ tăng sản lượng vào nửa sau năm. Aramco – công ty dầu quốc gia của Ả Rập gần đây đã tiến hành một thỏa thuận để cung thêm dầu thô tới các giếng dầu Hàn Quốc và dự kiến sẽ mở rộng hoạt động tại Ấn Độ. Nếu Ả Rập Xê Út tăng sản lượng và xuất khẩu để thỏa mãn khác hàng này thì giá dầu có thể sẽ giảm. Nhưng khi mà mùa hè kết thúc, tiêu thụ dầu nội địa của Ả Rập sẽ giảm đáng kể và có thêm nhiều dầu hơn để xuất khẩu.
Mặt khác, I rắc tiếp tục sản xuất vượt trên quota và còn tiếp tục tăng sản lượng. Kể cả nếu OPEC đạt được thỏa thuận duy trì, nhà đầu tư nên theo dõi kỹ về sản lượng I rắc. I rắc sẽ tận dụng mọi cơ hội để sản xuất và xuất khẩu dầu.
Đối với nhóm OPEC+, Nga dường như ngóng chông để chấm dứt thỏa thuận hiện tại lúc này, phần bởi vì họ bị ép buộc giảm sản lượng do một số đường ống chính bị ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm này dự kiến đã được xử lý nhiều tuần trước nhưng nó vẫn tiếp diễn. Một khi vấn đề này được giải quyết, Nga sẽ tìm cách tăng sản lượng, kể cả điều đó đồng nghĩa với việc phá bỏ thỏa thuận OPEC+. Nga không hề ngần ngại với việc vi phạm thỏa thuận. Ví dụ tiêu biểu là trước khi gặp vấn đề với ô nhiễm, Nga đã sản xuất quá sản lượng. Điều đó phần nào có thể đẩy giá đi xuống trong nửa sau năm.