Bài viết này được dịch sang tiếng Việt từ bài viết nguyên bản bằng tiếng Anh
Còn vài tuần cuối trước khi kết thúc năm 2018 nhưng nhìn chung doanh nghiệp đều giảm sút trong năm và trông chờ vào năm mới. Dưới đây là 3 yếu tố chính ảnh hưởng lên giá dầu trong những tháng đầu năm mới.
1. Sản lượng từ OPEC và Nga
Tuần trước, OPEC cùng các quốc gia đồng minh quyết định sẽ giảm sản lượng dầu vào khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ mức sản lượng tháng 10. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc Ả Rập Xê Út đã đồng ý cắt giảm một lượng lớn do họ sản xuất nhiều hơn 350.000 thùng/ngày trong tháng 11 so với tháng 10. Iran có thể tiếp tục duy trì mức sản lượng bình thường vì họ chỉ giảm khoảng 31.000 thùng/ngày so với tháng 11.
Nếu tất cả sản xuất dầu OPEC đều đồng ý với thỏa thuận - dù rằng khó thể xảy ra thì tổng sản lượng của OPEC sẽ đạt 32,214 triệu thùng/ngày vào tháng 1; tương đương với sản lượng giảm chỉ khoảng 866.000 thùng/ngày so với tháng 11. Sau khi OPEC tuyên bố thỏa thuận cắt giảm, giá dầu đã tăng nhẹ trước khi giảm trong ngày, kể cả tính thêm phần cắt giảm 400.000 thùng/ngày từ các nhà sản xuất OPEC+ thì đó vẫn là chưa đủ để tạo đà tăng cho giá dầu. Liệu việc cắt giảm có đủ để giữ giá dầu ổn định trong năm 2019? Nếu ở những khu vực khác không cắt giảm thì tương lai trên khó thể xảy ra.
2. Lệnh trừng phạt lên Iran
Mỹ đã cấp Miễn giảm SRE tới 8 nhà nhập khẩu dầu Iran trong tháng 11. Miễn giảm này sẽ được kiểm tra trong tháng 4 và câu hỏi lớn nhất là liệu nó sẽ được làm mới hay thu hồi. Miễn giảm này chiếm ít nhất 850.000 thùng/ngày trong cung dầu. Đây không phải là số lượng lớn nếu tính đến tổng sản lượng toàn cầu vào 100 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, đối với thị trường dầu hiện tại thì từng đó là đủ để có ảnh hưởng đến giá.
OPEC và OPEC+ sẽ tái lập trong tháng 4 để đánh giá về vấn đề cắt giảm sản lượng, một phần phụ thuộc vào việc Mỹ cũng kiểm tra miễn giảm vào lúc đó. Một chỉ số để Mỹ quyết định sẽ gia hạn miễn giảm sau tháng 4 có thể được nhắc đến trong báo cáo 45 ngày miễn giảm tới đây với Iraq khi nhập khẩu gas từ Iran.
Khí gas từ Iran cung cấp đến 50% nguồn điện cho Iraq. Trong cuộc tới thăm 11/12, Bộ trưởng năng lượng Mỹ Rick Perry đã thúc đẩy Iraq phát triển nguồn năng lượng khác và tìm kiếm thêm nguồn khí gas. Ông không trực tiếp chỉ ra Mỹ sẽ cung cấp ngân sách giúp đỡ Iraq nhưng khuyến khích công ty Mỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tại đây.
Iraq dự kiến gửi một đoàn đàm phán đến Mỹ để xin gia hạn thêm miễn giảm. Quyết định chính thức đối với việc này là dấu hiệu cho thấy ý kiến của Mỹ về những miễn giảm tới tháng 4. Bãi bỏ miễn giảm SRE trong tháng 4 khiến giá dầu tăng lên nếu OPEC và Nga không đồng thuận ý kiến.
3. Sản xuất dầu Mỹ
Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Dữ liệu gần đây từ EIA tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã lập kỷ lục mới vào tháng 9, sản xuất 11,5 triệu thùng mỗi ngày. Xu hướng này tiếp tục vào tháng 11, với EIA ước tính 11,5 triệu thùng mỗi ngày.
Tuần trước, Hoa Kỳ cũng là một nhà xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu ròng, mặc dù tuần này xu hướng đã đảo ngược. Khi nói đến năm 2019, EIA hiện dự báo rằng sản lượng của Hoa Kỳ sẽ đạt trung bình 12,1 triệu thùng mỗi ngày. Tăng trưởng sản xuất có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các cuộc chiến thương mại đang diễn ra, {{frl || lãi suất tăng}} và các hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy ít nhất một nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu thô của Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng Ba. Cũng có một số lời thì thầm rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ không tăng lãi suất gần như mạnh mẽ vào năm 2019 như năm 2018. Việc tăng lãi suất ít hơn sẽ giúp đầu tư vào các công ty dầu đá phiến vào năm 2019.