10 dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của doanh nghiệp

Ngày đăng 16:30 16/07/2019


10 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC SỰ SỤP ĐỔ CỦA DOANH NGHIỆP
blabla

1️⃣ Đầu tiên mọi người nên cẩn thận với những doanh nghiệp có sự mất cân đối dòng tiền trong thời gian dài.
Một doanh nghiệp sẽ có 3 dòng tiền vào ra. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền tài chính và dòng tiền đầu tư. Cái tôi muốn thấy nhất là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải thường xuyên dương một cách hợp lý. Dòng tiền này mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp có tiền trả bớt những nghĩa vụ từ dòng tiền tài chính và có thêm động lực tích lũy phương tiện sản xuất trong hoạt động đầu tư.
Hãy nhớ dòng tiền kinh doanh âm chưa chắc đã là xấu, nhưng nó chắc chắn là xấu khi các bạn nhìn thấy những điều sau đây: Doanh nghiệp sử dụng dòng tiền tài chính ngắn và trung hạn đề tài trợ dòng tiền đầu tư dài hạn trong khi dòng tiền kinh doanh quá yêu, hoặc doanh nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao trong chu kỳ kinh doanh của mình nhưng dòng tiền kinh doanh vẫn yếu.
Vụ việc của Tăng Minh Phụng vào năm 2003 và sự khó khăn mà Bầu Đức phải nếm trải cùng Hoàng Anh Gia Lai trong 4 năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho điều tôi đang nói ở trên. Tôi có thể liệt kê hàng tá doanh nghiệp có cùng dấu hiệu này và những công ty này sớm muộn gì cũng gây ra những cơn đau đầu kinh niên cho cổ đông của mình.
2️⃣ Thứ đến là bộ máy kế toán yếu kém.
Lỗi đánh máy hay sai sót chứng từ là điều tối kỵ trong kế toán nhưng sự việc tương tự thế này vẫn xuất hiện như cơm bữa trên thị trường chứng khoán. Chưa biết là vô tình hay cố ý, tôi cũng sẽ rất quan ngại với những doanh nghiệp thế này.
Khó có thể chối cãi Báo cáo tài chính là thứ quan trọng bậc nhất giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp, nó cũng là thứ quan trọng bậc nhất giúp ban lãnh đạo có cơ sở để đánh giá về hoạt động kinh doanh của mình, từ đó biết cái gì hiệu quả, cái gì yếu kém mà đưa ra chiến lược kinh doanh. Nếu đến thứ quan trọng như vậy mà doanh nghiệp cũng không thể làm cho tốt thì tôi tin họ sẽ không thể làm tốt những thứ mà cổ đông mong muốn và sớm muộn gì những con số sai lệch ấy cũng sẽ là điểm yếu chí tử doanh nghiệp.
Anh em cũng đừng quên kiểm tra xem trong 10 năm gần nhất thì báo cáo trước và sau kiểm toán có thường xuyên bị lệch nhau hay không. Nếu điều này diễn ra khoảng 2-3 năm một lần thì tôi có thể chứng minh bằng con số cho anh chị thấy 9/10 doanh nghiệp vướng ba cái này sẽ sớm sụp đổ. Điều xấu ai cũng muốn che giấu, nhưng nếu che giấu không được thì nó là dấu hiệu rõ nhất thể hiện rằng họ đã không thể kiểm soát nổi sổ sách của chính mình.
3️⃣ Thay đổi kiểm toán liên tục hoặc bị kiểm toán nêu ý kiến về khả năng hoạt động liên tục.
Nhân viên kiểm toán ngoài việc được thuê về làm theo nhiệm vụ chính của mình thì cũng không bao giờ quên một nhiệm vụ bonus là tư vấn cho doanh nghiệp những điều mà “cả 3 bên đều muốn nhìn thấy”. Chính vì “mỗi quan hệ cộng sinh” đó mà thông thường các công ty hiếm khi nào thay đổi đơn vị thực hiện kiểm toán cho mình, vì vậy một sự thay đổi đột ngột và thường xuyên đơn vị kiểm toán độc lập là dấu hiệu cho thấy có gì đó bất ổn đang xảy ra.
Ngoài ra các bạn cũng đừng quên ngó qua phần ý kiến của kiểm toán viên, tôi sẽ sớm ngồi viết một bài về các loại ý kiến của kiểm toán viên đến anh chị em. Mọi người cứ hình dung nếu như ông kiểm toán không thể “tư vấn”cho doanh nghiệp được thì hàng loạt ý kiến sẽ được nêu ra ở đó. Điều đáng sợ nhất là kiểm toán nêu ý kiến về sự nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Nếu ông bạn nào mà bị note như vầy thì tin buồn cho cổ đông của họ là điều gần như chắc chắn.
Quay lại một chút, lúc này mà ai đó còn không biết ý kiến kiểm toán nằm đâu trên báo cáo tài chính thì nguy hiểm à nha. Đừng quên số tiền mọi người đầu tư là mồ hôi xương máu của cả gia đình các bạn đấy.
4️⃣ Nhịp gõ thứ tư là Sự bất thường diễn ra thường xuyên trên báo cáo tài chính
Không biết viết ý này làm sao cho mọi người dễ hiểu. Đại ý là các cụ nhà ta có câu: “Khi những điều bất thường trở thành điều bình thường thì sẽ sớm có gì đó xảy ra”. Dĩ nhiên là về khách quan thì điều xảy ra đó có thể là tốt hoặc xấu. Tuy nhiên với kinh nghiệm làm tư vấn doanh nghiệp nhiều năm thì với tôi 99% là xấu rồi đấy.
Ví dụ không xa như một loạt doanh nghiệp công bố lợi nhuận tăng trưởng khủng trong khi nhiều người cùng ngành vật vờ lết đi. Hãy soi thật kỹ xem lợi nhuận đó có đến từ những khoản lợi nhuận tài chính hoặc lợi nhuận khác không? Có nhiều doanh nghiệp làm bên sản xuất thương mại mà nhìn cơ cấu lợi nhuận cứ như anh Holding ấy. Hoặc họ là siêu nhân đầu tư hoặc họ là siêu lừa thế kỷ.
Một số hiện tượng bất thường khácmọi người cũng nên chú ý như: Tăng vốn quá nhanh, giá thị trường 4-5 ngàn nhưng bán 10 ngàn vẫn có người mua, biên lãi cao một cách bất thường, công ty bé hạt tiêu nhưng ôm trong mình hàng tá dự án khủng của khủng…. Liệt kê ra thì nhiều lắm, nhưng các bạn phải cố gắng liệt kê ra.
5️⃣ Lách cách bán đi phương tiện sản xuất chính của mình.
Nói vui chứ Tắt Đèn của Ngô Tất Tố lột tả khá rõ điều này. Để nộp tiền sưu thuế, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Và rồi bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.
Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả bị lâm vào tình thế giống như chị Dậu vậy, phải chấp nhận bán đi những thứ là “tương lai” của mình. Tôi đồng ý rằng việc doanh nghiệp bán tài sản, thực hiện tái cơ và hồi sinh là có, nhưng đừng ảo tưởng, số đó là rất rất ít. Đa phần các doanh nghiệp khi đã lún đủ sâu để thấy mình sai lầm thì gần như là không thể quay đầu, việc bán bớt tài sản cũng chỉ giúp doanh nghiệp sống lay lắt hoặc kéo dài sự sống được vài năm trước khi điều gì đến cũng phải đến. Bậc thầy đầu tư Warren Buffet từng nói: “Nếu bạn thấy mình ở trên một chiếc thuyền liên lục bị thủng, thì công sức dùng để đổi sang thuyền mới sẽ có lợi hơn là dùng nó vào việc vá lỗ thủng”.
Thời gian gần đây đang xuất hiện mốt sử dụng phương thức Sale and Lease-Back, hay còn gọi là nghiệp vụ bán và tái thuê. Hàng loạt ông lớn tận dụng để làm mình trở lên đẹp đẽ hơn trong mắt các nhà đầu tư. Hãy tỉnh táo nếu doanh nghiệp bạn đang đầu tư sử dụng quá thành thục nghiệp vụ này, nó là con giao hai lưỡi, đừng biến thời gian thành kẻ thù của bạn.
Bài viết còn tới 5 điều lưu ý phải liệt kê tiếp nhưng xin nợ lại mọi người 1-2 ngày tới. Giờ đến khung giờ thiêng rồi và đầu óc cũng yêu cầu phải nghỉ ngơi nên mạn phép chưa thể viết tiếp. Anh em thiện lành thấy chỗ nào tôi chưa đúng thì xin góp ý, chỗ nào cần bổ sung thì bổ sung giúp. Thế giới quả là rộng lớn và chúng ta có rất nhiều điều phải học.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.