Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là điểm sáng trong bức tranh thương mại toàn cầu

Ngày đăng 20:54 21/10/2020
Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là điểm sáng trong bức tranh thương mại toàn cầu

Vietstock - Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là điểm sáng trong bức tranh thương mại toàn cầu

Một nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng xác thực về tác động phân cực mà đại dịch Covid-19 gây ra cho đà hồi phục thương mại toàn cầu, trong đó các nền kinh tế Đông Á vượt mặt thế giới phương tây.

Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam là những quốc gia duy nhất chứng kiến xuất khẩu hồi phục mạnh, trong đó cả 3 đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong quý 3/2020, theo một nghiên cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad).

Bộ 3 này cũng nằm trong nhóm quốc gia sớm kiểm soát được dịch Covid-19, mặc dù chiến thuật mỗi bên mỗi khác.

* Các nền kinh tế giao thương mạnh với Việt Nam tăng trưởng ra sao trong quý 2?

Đáng chú ý, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng 10.9% trong quý 3/2020 , mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới, theo đánh giá của Unctad. Điều này là nhờ Việt Nam chỉ ghi nhận 1,141 ca nhiễm Covid-19 và 35 ca tử vong (tính đến ngày 21/10).

 

Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202.86 tỷ USD, tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại tháng 9 ước tính xuất siêu 3.5 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16.99 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7.27 tỷ USD).

 

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 8.8% trong quý 3/2020. Mặc dù Trung Quốc – nơi dịch bệnh khởi phát – ghi nhận 85,715 ca nhiễm và 4,634 ca tử vong, nhưng đến nay sự lây lan đã giảm đáng kể và đất nước đông dân nhất thế giới giờ chỉ còn 247 ca nhiễm (chưa khỏi bệnh) nhờ các biện pháp phong tỏa hà khắc.

Ở Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 6.4% trong quý 3/2020 so với cùng kỳ. Đất nước này ghi nhận tổng cộng 543 ca nhiễm Covid-19 và 7 ca tử vong kể từ khi đại dịch ập đến. Trong hơn 6 tháng vừa qua, Đài Loan không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm nào.

Ngoài 3 quốc gia trên, trong các quốc gia nghiên cứu của Unctad thì chỉ có Thỗ Nhĩ Kỳ ghi nhận sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu (dù chỉ tăng nhẹ 0.7%).

Ở chiều ngược lại, nhiều nền kinh tế khác vẫn còn chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 cao và chưa thể khởi động lại hoạt động giao thương. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu từ Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm trong phạm vi 9.7%-11.6% trong quý 3/2020, theo bản cập nhật Thương mại Toàn cầu của Unctad.

“Gần như mọi khu vực đều chứng kiến sự đi xuống của hoạt động giao thương quốc tế trong quý 2/2020, nhưng mức giảm mạnh nhất xuất phát từ phương Tây và khu vực Nam Á – tại đây, kim ngạch nhập khẩu rớt 35% và xuất khẩu sụt 41%. Tính tới tháng 7/2020, cú giảm về thương mại vẫn còn lớn ở hầu hết khu vực, ngoại trừ Đông Á”, các chuyên gia kinh tế của Unctad viết trong báo cáo. Họ cũng lưu ý đến đà hồi phục đáng chú ý của Trung Quốc.

Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ rõ các điểm khác biệt lớn giữa quốc gia giàu và nghèo về đà hồi phục kinh tế và khả năng tiếp cận tới vật tư y tế.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2020 của các quốc gia đang phát triển giảm 6% so với cùng kỳ, thì các quốc gia phát triển chứng kiến xuất khẩu giảm tới 22%. Điều này thể hiện phần nào về cấu trúc của chuỗi cung ứng, trong đó các quốc gia nghèo hơn thường sản xuất ra các sản phẩm được tiêu thụ ở những quốc gia giàu có.

Tuy nhiên, những quốc gia giàu có – dù hoạt động giao thương vẫn còn ảm đạm – vẫn có khả năng tiếp cận với hàng hóa y tế thiết yếu gấp rất nhiều lần so với các quốc gia nghèo.

Tình trạng mất cân bằng này sẽ cản trở lực phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và báo điềm chẳng lành về việc phân phối đều các loại vắc-xin trong tương lai, các chuyên gia kinh tế nhận định.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.