🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Vì sao Mỹ để thêm một ngân hàng phá sản

Ngày đăng 02:47 15/03/2023
Vì sao Mỹ để thêm một ngân hàng phá sản

Vietstock - Vì sao Mỹ để thêm một ngân hàng phá sản

Một số ý kiến cho rằng giới chức Mỹ để Signature Bank phá sản nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của tiền mã hóa đối với ngành ngân hàng tại nước này.

Cái kết của Signature Bank đã được dự đoán từ trước. Ảnh: Reuters.

Theo CNBC, vào ngày 10/3, những khách hàng của Signature Bank đã rút hơn 10 tỷ USD tiền gửi do những lo ngại từ vụ sụp đổ của Ngân hàng SVB.

Việc khách hàng ồ ạt rút tiền khiến Signature Bank nhanh chóng dẫn đến kết cục phá sản. Sự kiện đánh dấu vụ nhà băng sụp đổ lớn thứ 3 trong lịch sử Mỹ. Một số ý kiến cho rằng vụ việc lần này thể hiện thái độ quay lưng của giới chức xứ cờ hoa trước các ngân hàng có liên quan mật thiết đến tiền mã hóa.

Số phận của các ngân hàng liên quan tới tiền mã hóa

Điểm chung của các ngân hàng phá sản trong khoảng thời gian gần đây là đều có hoạt động giao dịch liên quan đến tiền mã hóa.

Signature Bank là một trong những ngân hàng lớn của ngành công nghiệp tiền mã hóa. Đơn vị có 40 chi nhánh với khối tài sản lên tới 110,36 tỷ USD. Trong đó, số tiền gửi trong năm 2022 là 88,59 tỷ USD.

Ngân hàng này đã có những động thái mở cửa đối với hoạt động giao dịch tiền mã hóa vào năm 2018. Điều này đã giúp Signature Bank thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi trong những năm gần đây.

Sự sụp đổ của SVB đã làm lung lay niềm tin của công chúng đối với ngành ngân hàng tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

Ông Barney Frank, cựu chính khách tại Hạ viện Mỹ kiêm thành viên HĐQT của Signature Bank, cho rằng tình hình ngân hàng vẫn ổn định tại thời điểm các cơ quan quản lý can thiệp.

“Chúng tôi không ghi nhận dấu hiệu bất thường nào cho đến ngày 10/3. Đó hoàn toàn là ảnh hưởng đến từ SVB”, ông Barney Frank chia sẻ.

Việc một số ngân hàng Mỹ có sự gắn bó mật thiết tới tài sản của những công ty khởi nghiệp về tiền mã hóa và công nghệ đã trở thành trung tâm của sự chú ý.

Chuỗi sự việc này bắt đầu được “châm ngòi” vào tuần trước khi Ngân hàng Silvergate, đơn vị cung cấp các dịch vụ tài chính về tiền mã hóa, tuyên bố phá sản.

Sự sụp đổ của đơn vị trên đã được dự đoán từ lâu. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến công chúng trở nên hoang mang đối với các ngân hàng có mức bảo hiểm tiền gửi không cao.

Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm và các startup đã rút hết tiền gửi tại SVB vào ngày 9/3. Ngân hàng này là nhà cung cấp vốn vay cho khoảng một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc y tế có vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ. Việc lượng tiền rút ra quá lớn đã dẫn đến sự phá sản của SVB vào ngày 10/3.

Sự sụp đổ của SVB đã tạo áp lực đến Signature, First Republic cùng nhiều ngân hàng khác. Nhiều người lo ngại rằng tiền gửi của họ có thể bị khóa hoặc xóa sổ, một trong hai điều có thể đặt dấu chấm hết cho các công ty khởi nghiệp.

Trong thông báo chung về việc đóng cửa Signature, Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết quyết định này nhằm ngăn chặn khả năng lan rộng của cuộc khủng hoảng sau vụ sụp đổ của SVB.

Thông điệp của giới chức Mỹ

Theo ông Frank, khi làn sóng lo ngại lan rộng vào cuối tuần trước, các khách hàng của Signature Bank đã chuyển tiền gửi sang những ngân hàng lớn hơn, bao gồm JPMorgan Chase và Citigroup.

Vị này cũng cho biết các giám đốc điều hành của Signature đã tìm kiếm “đủ mọi cách” để củng cố tình hình của ngân hàng, bao gồm cả việc tìm thêm vốn và những đơn vị mua lại tiềm năng.

Ông Frank chia sẻ thêm rằng việc rút tiền gửi từng có thời điểm diễn ra chậm lại và các giám đốc điều hành tin rằng họ đã ổn định được tình hình.

Tuy nhiên, các lãnh đạo hàng đầu của Signature đã nhanh chóng bị sa thải và ngân hàng chính thức sụp đổ vào ngày 12/3.

Các cơ quan quản lý cho rằng sự sụp đổ của SVB và Signature Bank gây ra rủi ro đối với việc ổn định tình hình tài chính trong nước. Bên cạnh đó, giới chức Mỹ tuyên bố khách hàng vẫn có quyền truy cập vào khoản tiền gửi và các dịch vụ sẽ không bị gián đoạn.

Các cơ quản lý đang muốn đưa ra thông điệp đối với những ngân hàng tại Mỹ. Họ không muốn các giao dịch tiền mã hóa diễn ra tại nhà băng.

Ông Barney Frank, cựu chính khách tại Hạ viện Mỹ kiêm thành viên HĐQT của Signature Bank

Theo Fortune, việc các cơ quan quản lý sẵn sàng để Signature Bank phá sản nhằm cảnh báo các ngân hàng tại Mỹ nên tránh xa các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa.

“Các cơ quản lý đang muốn đưa ra thông điệp đối với những ngân hàng tại Mỹ. Họ không muốn các giao dịch tiền mã hóa diễn ra tại nhà băng”, ông Barney Frank trả lời phỏng vấn. Vị này còn cho rằng giới chức Mỹ đã cố gắng lấy Signature Bank làm ví dụ cho thông điệp này.

Trong quá khứ, ông Frank là một trong những người góp phần tạo nên Đạo luật Dodd-Frank nhằm tăng cường sự giám sát của chính phủ đối với ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thanh Vũ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.