Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Tiền mã hóa ngày càng nguy hiểm

Ngày đăng 15:32 22/02/2022
Cập nhật 08:45 22/02/2022
Tiền mã hóa ngày càng nguy hiểm

Vietstock - Tiền mã hóa ngày càng nguy hiểm

Thị trường tiền mã hóa đang ở giai đoạn xấu và cần hơn 2 năm nữa để bùng nổ trở lại. Bên cạnh đó, vai trò tiền mã hóa còn đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.

Giá Bitcoin đã giảm gần 8% trong một đợt bán tháo vào hôm 17/2. Sau khoảng thời gian phục hồi ngắn ngủi, giá đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới lại duy trì ngưỡng giá thấp dưới 40.000 USD.

Diễn biến của Bitcoin tiếp tục chi phối thị trường và kéo theo làn sóng sụt giảm của hàng loạt mã khác như Ethereum, Polkadot, Avalanche... Vốn hóa của đồng tiền thu hẹp còn 746 tỷ USD, rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2021.

CNBC dẫn lời Du Jun, người đồng sáng lập sàn giao dịch Huobi, cho biết Bitcoin có thể không bước vào giai đoạn uptrend cho đến cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Thời kỳ khó khăn

Thông thường, giai đoạn uptrend của thị trường tiền mã hóa gắn liền chặt chẽ với quá trình giảm phần thưởng khi đào Bitcoin (halving), vốn xảy ra khoảng 4 năm/lần.

Đào Bitcoin là khái niệm mô tả việc sử dụng các máy tính chuyên dụng để xác thực giao dịch trên blockchain. Hệ thống sẽ trả thưởng cho thợ đào bằng Bitcoin với mỗi nhiệm vụ được máy tính hoàn thành.

Lần halving gần nhất của Bitcoin diễn ra và tháng 5/2020. Sang năm 2021, giá Bitcoin liên tục lập đỉnh và đạt mốc kỉ lục gần 69.000 USD. Giá đồng tiền số cũng từng bứt phá vào năm 2017 khi trải qua đợt halving vào năm 2016.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Giá Bitcoin luôn tăng trưởng mạnh mẽ sau các đợt halving. Ảnh: CoinDesk.

Song, sau khi đạt đỉnh, giá Bitcoin thường sụt giảm. So với mức đỉnh kể từ tháng 11 năm ngoái, Bitcoin đã bốc hơi hơn 40% giá trị.

“Nếu vòng tròn này tiếp tục, chúng ta hiện ở giai đoạn đầu của thị trường gấu (thị trường giảm). Theo chu kỳ này, phải đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, chúng ta mới có thể chào đón đợt bùng nổ tiếp theo của Bitcoin”, Du nhận định.

Theo người đồng sáng lập Huobi, xu hướng thị trường còn bao hàm nhiều yếu tố khác như vấn đề địa chính trị, chiến tranh, hoặc dịch bệnh, cụ thể là đại dịch Covid-19.

Sự sụt giảm gần đây của hàng loạt đồng tiền mã hóa khiến một số nhà đầu tư lo ngại “mùa đông tiền điện tử” có thể sắp diễn ra, ám chỉ thời kỳ giảm giá kéo dài và di chuyển theo mô hình đi ngang.

Đe dọa ổn định tài chính

2021 là năm thành công của tiền mã hóa. Ngoài mặt giá trị, thị trường còn chứng kiến sự nở rộ của nhiều góc ngách mới trong lĩnh vực tài sản số như NFT, GameFi, Metaverse... Đây cũng là lý do khiến các công ty, tổ chức bắt tay nghiên cứu cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp này.

Gần đây nhất, tổ chức đầu tư mạo hiểm Sequoia tuyên bố đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền mã hóa thông qua một quỹ trị giá 500-600 triệu USD.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tuy nhiên, theo CNN, báo cáo mới nhất của Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), cơ quan quốc tế bao gồm giới quản lý từ 24 quốc gia và khu vực pháp lý, cho biết sự bùng nổ của thị trường tiền mã hóa có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa với sự ổn định tài chính toàn cầu.

“Các ngân hàng có hệ thống lớn và tổ chức tài chính đang tiếp cận nhiều hơn với tài sản điện tử. Việc thị trường duy trì quỹ đạo tăng trưởng, gồm quy mô và tính liên kết đôi bên, sẽ tác động với sự ổn định tài chính toàn cầu”, FSB nêu rõ.

Việc thị trường duy trì quỹ đạo tăng trưởng, gồm quy mô và tính liên kết đôi bên, sẽ tác động với sự ổn định tài chính toàn cầu.

Ủy ban Ổn định Tài chính thế giới

Vào năm 2021, thị trường tài sản điện tử có thời điểm đạt 2.600 tỷ USD. So với quy mô thị trường chứng khoán toàn cầu, ước tính 120.000 tỷ USD, con số trên vẫn còn khá khiêm tốn.

Song, FSB cảnh báo sự tham gia của các nhà đầu tư lớn vào thị trường tiền mã hóa có thể gây ra một loạt sự kiện bất ngờ. Cơ quan này thậm chí so sánh với vụ nổ bong bóng nhà ở đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008.

Trước tình trạng này, cơ quan quản lý nhiều nước cũng bắt đầu đưa ra những động thái pháp lý nhằm siết chặt hoạt động giao dịch tiền mã hóa.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Đầu tháng 2, Quốc hội Mỹ đã tổ chức cuộc điều trần về quy định của stablecoin. Đây là những tài sản điện tử có giá trị quy đổi gắn với các loại tiền tệ hoặc hàng hóa khác.

Vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ban hành lệnh hành pháp, trong đó có nội dung hướng dẫn các cơ quan đẩy mạnh quản lý tiền mã hóa cũng như đưa ra chiến lược toàn chính phủ để điều chỉnh tài sản điện tử.

Ngọc Phương Linh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.