🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Thương mại toàn cầu vẫn mong manh trong năm 2023

Ngày đăng 19:46 04/01/2023
Thương mại toàn cầu vẫn mong manh trong năm 2023

Vietstock - Thương mại toàn cầu vẫn mong manh trong năm 2023

Đã gần hai năm kể từ khi một cơn bão cát làm rung chuyển các mạng lưới cung ứng của thế giới khi nó đẩy tàu container Ever Given dài gần 400 mét vào bờ kênh đầy bùn ở Kênh đào Suez (Ai Cập). Cú mắc kẹt kéo dài một tuần của của con tàu này đã gây ách tách nghiêm trọng ở một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới và phát đi một cảnh báo đáng lo ngại: Hệ thống thương mại toàn cầu không ổn định như chúng ta nghĩ.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu container Ever Given bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez vào cuối tháng 3-2021. Vụ việc đã gây tác động lan tỏa khắp các chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Maxar Technologies

Kể từ đó, cuộc khủng hoảng nguồn cung do đại dịch Covid-19 gây ra, cuộc xung đột Nga-Ukraine, sự rạn nứt ngày càng sâu sắc trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung càng cho thấy thế giới cần có các mạng lưới thương mại kiên cường hơn.

Khi những cú sốc chuỗi cung ứng này bắt đầu lắng xuống, tình trạng mong manh tiếp theo có thể được phơi bày và sẽ cho thấy hệ thống thương mại toàn cầu đã lỗi thời như thế nào trong thời đại mà các cường quốc lớn nhất thế giới đang quay lưng lại với các nguyên tắc nền tảng của toàn cầu hóa. Dưới đây là 5 xu hướng có thể làm thay đổi mạnh mẽ thương mại toàn cầu trong năm 2023.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục xác định và tinh chỉnh chính sách ứng phó Trung Quốc theo những cách sẽ có thể tác động sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông đã nối dài cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh do người tiền nhiệm Donald Trump phát động khi áp đặt các hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ then chốt. Ông đã đưa ra các khoản trợ cấp khổng lồ cho ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng sạch, làm bóp méo thương mại. Đồng thời, ông cũng duy trì thuế quan nhằm vào một loạt mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc trị giá hàng trăm tỉ đô la được dựng lên từ thời chính quyền Donald Trump.

Trong tương lai, Mỹ có thể sẽ theo đuổi chiến lược ứng phó Trung Quốc theo hai khía. Thứ nhất, chính phủ của ông sẽ tăng tốc trợ cấp cho các ngành công nghiệp tạo ra việc làm ở  Mỹ. Thứ hai, Washington sẽ kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và rào cản thương mại mạnh mẽ hơn.

Mặc dù các chính sách này sẽ không tách rời hoàn toàn nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong trung hạn, nhưng về cơ bản, chúng có thể định hình lại mối quan hệ hai bên theo cách làm tăng giá cả tiêu dùng và làm giảm năng suất toàn cầu.

Căng thẳng giữa hai bên bờ Đại Tây Dương

Một câu hỏi quan trọng cho năm tới là liệu Tổng thống Joe Biden có thể thuyết phục các nền kinh tế quan trọng, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), tham gia chiến lược ngăn chặn Trung Quốc hay không.

Các đồng minh châu Âu của Mỹ, đặc biệt là Đức và Pháp,  vẫn hoài nghi về chiến lược Trung Quốc của ông Biden. Họ cũng thất vọng trước việc Washinton thúc đẩy các chính sách bảo hộ công nghiệp của Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Khoa học và CHIPS.

Việc giải quyết ổn thỏa những bất động này sẽ rất quan trọng đối với tầm nhìn chiến lược dài hạn của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối với sự ổn định của mối quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương trị giá 1,1 nghìn tỉ đô la mỗi năm.

Cuộc chiến trợ cấp toàn cầu

Các nhà hoạch định chính sách ở Washington không còn ngồi im khi Bắc Kinh sử dụng ngân khố khổng lồ của chính phủ để trợ cấp cho các ngành công nghiệp quan trọng của thế kỷ 21 như công nghệ năng lượng sạch, khoáng sản đất hiếm và bán dẫn.

Chính quyền ông Biden đang thực hiện các sáng kiến chi tiêu liên bang lớn nhất để thúc đẩy sản xuất của Mỹ trong nhiều thập niên,sau khi thông qua gói chi tiêu tập trung vào khí hậu trị giá 437 tỉ đô la vào năm 2022 và chương trình trợ cấp ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 52,7 tỉ đô la.

Các nước khác đang theo dõi chặt chẽ động thái này của Mỹ. Chính sách trợ cấp công nghiệp của Mỹ khuyến khích các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ. Điều này có thể thúc bách Trung Quốc, châu Âu và các nền kinh tế lớn khác đáp trả bằng cách tung ra các chương trình trợ cấp tương tự cho các ngành công nghiệp trong nước. Viễn cảnh đó có thể dẫn đến một cuộc chạy đua trợ cấp toàn cầu, trong đó người chiến thắng là các chính phủ có hầu bao rủng rỉnh nhất và kẻ thua cuộc là các nền kinh tế ở các nước đang phát triển vốn đang chịu áp lực vì gánh nặng nợ nần gia tăng.

Chủ nghĩa đa phương đang đi vào ngõ hẹp?

Năm nay sẽ đánh dấu một bài kiểm tra quan trọng về vai trò xác đáng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các quy tắc chi phối của WTO đối hệ thống thương mại toàn cầu trị giá 32 ngàn tỉ đô la. Chính quyền Tổng thống Biden nói rằng Mỹ muốn giúp hồi sinh WTO và cải cách để tổ chức phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại. Nhưng đồng thời, Mỹ cũng bác bỏ tính hợp pháp của tổ chức này với tư cách là trọng tài trung lập phân xử các chính sách thương mại của Mỹ chẳng hạn thuế quan áp với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.

Lập trường hiện nay của Mỹ với WTO là một điềm báo tiêu cực khi thế giới chứng Mỹ, kiến trúc sư ban đầu của hệ thống thương mại toàn cầu chống lại một tổ chức đã giúp duy trì kỷ nguyên 75 năm hòa bình và thịnh vượng toàn cầu.

Nếu không có sự thay đổi nào trong lập trường hiện nay, quyết định loại bỏ WTO của chính quyền ông Biden đánh dấu một bước ngoặt quan trọng có thể báo trước sự trở lại của kỷ nguyên chính trị nước lớn (great power politics).

Quay trở lại các khối thương mại riêng biệt?

Khi chủ nghĩa đa phương suy yếu, thế giới sẽ hướng đến một kỷ nguyên mới của các khối thương mại riêng biệt nhưng liên kết với nhau do Mỹ, EU và Trung Quốc dẫn đầu.

Điều này một phần được thúc đẩy bởi tầm nhìn của Nhà Trắng ủng hộ xây dựng các chuỗi cung ứng và sản xuất ở các nước thân thiện và hướng tới các nền kinh tế dựa trên thị trường chia sẻ các giá trị chung.

Khi mô hình khối thương mại phát triển mạnh hơn, điều này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và giảm các rào cản thương mại phi thuế quan cho những nước bên trong một khối. Nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí và sự kém hiệu quả cho các nước bên ngoài khối. Xu hướng này cũng có thể làm giảm GDP toàn cầu tới 5%, khiến thế giới trở thành một nơi nghèo hơn và kém năng suất hơn.

Khánh Lan

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.