🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Ngày đăng 20:00 24/05/2023
Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Vietstock - Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Nếu cuộc khủng hoảng nợ đẩy Mỹ rơi vào suy thoái, kinh tế thế giới cũng sẽ đi xuống cùng với Mỹ.

Hậu quả từ đợt vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ sẽ nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. “Không một nơi nào trên thế giới có thể tránh khỏi tác động” nếu Chính phủ Mỹ vỡ nợ và cuộc khủng hoảng không được giải quyết nhanh chóng, ông Mark Zandi, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics, nhận định.

Zandi và hai đồng nghiệp khác tại Moody’s Analytics cho rằng nếu tình trạng vỡ nợ kéo dài trong vòng một tuần, nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu và mất 1.5 triệu việc làm.

Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài đến mùa hè, tác động sẽ thảm khốc hơn nhiều.

Theo ông Zandi và đồng nghiệp, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm mạnh, khoảng 7.8 triệu việc làm sẽ biến mất khỏi thị trường lao động, lãi suất cho vay sẽ tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp sẽ nhảy từ mức 3.4% ở thời điểm hiện tại lên 8%. Thị trường chứng khoán sẽ lao dốc và “thổi bay” 10,000 tỷ USD tài sản của các hộ gia đình.

Dĩ nhiên, mọi chuyện khó có thể đi xa như thế. Nhà Trắng và các Hạ nghị sĩ Cộng hòa vẫn đang tiếp tục các vòng đàm phán để đạt được thỏa thuận nâng trần nợ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã họp với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy trong ngày 22/05, cả hai đều đánh giá cuộc đàm phán “rất hiệu quả”, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận.

Đảng Cộng hòa đã đe dọa để nước Mỹ vỡ nợ trừ khi Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ đồng ý cắt giảm chi tiêu và các nhượng bộ khác.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) họp với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy

Sự kiện thảm họa

Phần lớn hoạt động tài chính toàn cầu phụ thuộc vào niềm tin rằng nước Mỹ sẽ luôn đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. Các khoản nợ của chính phủ Mỹ, từ lâu được xem là cực kỳ an toàn, là nền móng của hệ thống thương mại toàn cầu và dựa trên niềm tin được xây dựng qua hàng thập kỷ.

Mỹ vỡ nợ có thể giáng đòn nặng nề tới thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 24,000 tỷ USD, khiến thị trường tài chính tê liệt và châm ngòi cho khủng hoảng toàn cầu.

"Đây sẽ là một sự kiện thảm họa, với những hậu quả nghiêm trọng khôn lường với nước Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu", Eswar Prasad, Giáo sư về chính sách thương mại tại Đại học Cornell, nhận định.

Nhật Bản và Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ

Chưa kể, vấn đề trần nợ xuất hiện ngay khi thế giới đang đối mặt với quá nhiều thách thức, từ xung đột tại Ukraine, lãi suất, lạm phát cho tới sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong quá khứ, các chính trị gia tại Washington thường vẫn đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước khi quá trễ. Theo đó, Quốc hội đã có 78 lần nâng hoặc điều chỉnh trần nợ của Mỹ kể từ năm 1960, với lần gần nhất là vào năm 2021.

Lần này khác gì?

Tuy nhiên, hiện tình hình có vẻ căng thẳng hơn so với trước đây. Sự chia rẽ đảng phái trong Quốc hội ngày càng nghiêm trọng khi núi nợ của Mỹ phình to sau nhiều năm tăng chi tiêu và cắt giảm thuế. Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen lặp lại lời cảnh báo rằng nước Mỹ có thể bị vỡ nợ kể từ ngày 01/06 nếu không nâng trần nợ.

"Nếu niềm tin vào trái phiếu Chính phủ Mỹ bị xói mòn vì bất kỳ lý do nào, nó có thể tạo ra cơn địa chấn đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ, gây ra những hậu quả lớn cho đà tăng trưởng toàn cầu", Maurice Obstfeld, Chuyên gia cấp cao của Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson và từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết.

Trái phiếu Chính phủ Mỹ thường được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản nợ và được xem là "tấm đệm" cho các khoản thua lỗ của hệ thống ngân hàng. Trong những giai đoạn kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, trái phiếu Chính phủ Mỹ là kênh để các ngân hàng trung ương nước ngoài “trú ẩn”.

Với niềm tin trái phiếu Chính phủ Mỹ vô cùng an toàn, các khoản nợ của Mỹ - dưới dạng tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ - có hệ số rủi ro bằng không theo quy định của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Các chính phủ nước ngoài và nhà đầu tư nắm giữ khoản nợ trị giá gần 7.6 ngàn tỷ USD - tương đương 31% lượng trái phiếu chính phủ Mỹ được phát hành trên thị trường tài chính.

Với việc USD được coi như đồng tiền ngoại tệ toàn cầu kể từ sau Thế chiến II, Chính phủ Mỹ không gặp nhiều khó khăn khi vay tiền và thanh toán nghĩa vụ tài chính cho khoản nợ công ngày càng lớn của nước này.

Sự thống trị của đồng USD

Nhu cầu đồng USD cao cũng giúp chúng trở nên đáng giá hơn các đồng tiền khác. Tuy nhiên, đồng USD mạnh hơn sẽ khiến hàng hóa Mỹ trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia khác và khiến nước này mất lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Đây là một lý do khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới luôn thâm hụt thương mại kể từ năm 1975.

Trong số các loại tiền tệ được các NHTW dự trữ trên thế giới, đồng USD chiếm tỷ lệ lên tới 58%. Đứng thứ 2 là đồng Euro với tỷ lệ 20%. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ chiếm dưới 3%.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong giai đoạn 1999-2019, khoảng 96% các giao dịch thương mại tại châu Mỹ được thực hiện bằng đồng USD. Tỷ lệ này là 74% ở châu Á. Ở những khu vực khác, ngoài châu Âu, đồng USD được sử dụng trong 79% các giao dịch thương mại.

Tại một số quốc gia có nền kinh tế trong tình trạng bất ổn, hoạt động thanh toán sử dụng đồng USD còn nhiều hơn đồng nội tệ của nước đó.

Chẳng hạn như trường hợp của Sri Lanka, một quốc gia đang vật lộn với lạm phát và sự mất giá nhanh chóng của nội tệ. Trong năm nay, các công ty vận tải từ chối giải phóng 1,000 container thức ăn trừ khi chúng được thanh toán bằng USD. Các container này được chất đống ở bến cảng Colombo vì các nhà nhập khẩu không có đủ USD để thanh toán.

"Không có đồng USD, chúng tôi không thể thực hiện các giao dịch. Khi nhập khẩu các mặt hàng, chúng tôi phải sử dụng ngoại tệ. Trong phần lớn trường hợp, đồng tiền được lựa chọn là USD", Nihal Seneviratne, Phát ngôn viên của Hiệp hội Thương mại và Nhập khẩu Thực phẩm Thiết yếu (EFITA) ở Sri Lanka cho biết.

Tương tự, ở Lebanon, nơi lạm phát đang tăng mạnh và đồng nội tệ tụt dốc, nhiều cửa hàng và nhà hàng yêu cầu được thanh toán bằng USD. Trong năm 2000, Chính phủ Ecuador đã phản ứng với một cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách thay thế đồng nội tệ bằng USD, còn được gọi là quá trình "đô la hóa”.

Nếu nước Mỹ không tiến tới thỏa thuận nâng trần nợ và bị vỡ nợ, ông Zhandi cho rằng đồng USD sẽ tăng giá, ít nhất là trong giai đoạn đầu. “Điều này là do sự bất ổn và nỗi lo sợ. Giới đầu tư toàn cầu sẽ không biết bỏ tiền vào đâu ngoại trừ nước Mỹ, đó là nơi họ luôn tìm đến mỗi khi có khủng hoảng”, ông nói.

Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ bị tê liệt. Nhà đầu tư sẽ chuyển tiền sang các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ hoặc trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Nhưng rồi chính nỗi hoài nghi sẽ kéo giảm giá trị đồng USD trong dài hạn, ông Zandi chia sẻ.

Vấn đề trần nợ chắc chắn sẽ làm dấy lên hoài nghi về sức mạnh tài chính khổng lồ của nước Mỹ và đồng USD.

“Nền kinh tế toàn cầu vẫn tương đối mong manh ở thời điểm này. Vì vậy việc để xảy ra cuộc khủng hoảng về khả năng trả nợ của nước Mỹ ngay lúc này sẽ là cực kỳ vô trách nhiệm”, ông Obstfeld chia sẻ.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.