Giá dầu có tín hiệu khởi sắc sau khi Iran đưa tàu chiến tới biển Đỏ, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi các tàu tiếp tục tránh tuyến đường thủy quan trọng. Quốc tếTàu chiến Iran tiến vào biển Đỏ khiến giá dầu tăng vọtQuỳnh Vân • {Ngày xuất bản}Giá dầu có tín hiệu khởi sắc sau khi Iran đưa tàu chiến tới biển Đỏ, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi các tàu tiếp tục tránh tuyến đường thủy quan trọng.
Theo dữ liệu của Bloomberg, phiên sáng nay (2/1), giá dầu thô Brent tăng lên mức trên 78 USD/thùng sau khi giảm 5% trong 3 phiên trước đó. Dầu WTI cũng lên gần 73 USD.
Dầu chứng kiến mức tăng mới trước căng thẳng ở Biển Đỏ. Nguồn: Bloomberg |
Ngay sau đó, hãng truyền thông Tasnim đưa tin Iran đã cho tàu khu trục Alborz di chuyển qua eo biển Bab al-Mandab để vào biển Đỏ vào ngày 1/1 vừa qua.
Bản tin của Tasnim không nêu lý do cụ thể tàu Alborz được triển khai tới Biển Đỏ nhưng cũng chỉ ra rằng các tàu quân sự của Iran đã hoạt động trong khu vực này từ năm 2009 "để đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận chuyển, đẩy lùi cướp biển và các mục đích khác".
Năm 2023, dầu ghi nhận năm giảm giá đầu tiên kể từ năm 2020 sau khi trải qua một năm đầy biến động. Thị trường bị chi phối bởi những lo ngại về việc tăng sản lượng bên ngoài OPEC+ và nhu cầu tăng trưởng chậm lại; bên cạnh đó được bù đắp bởi nhiều yếu tố lạc quan bao gồm các cuộc chiến ở Gaza và Ukraine, và dấu hiệu cho thấy Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất.
Được biết phái đoàn Houthi đã gặp gỡ các quan chức ở Tehran sau phản ứng của Mỹ trước vụ tấn công tàu container thuộc sở hữu của Đan Mạch. Tập đoàn AP Moller-Maersk A/S một lần nữa đình chỉ tất cả các hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ để đánh giá tình hình trên tuyến đường thủy quan trọng này.
Việc cắt giảm mới nhất từ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh sẽ có hiệu lực trong quý này, sau đó có thể được gia hạn thêm. Các thương nhân trước đó đã bác bỏ cam kết mới nhất vào ngày 30/11 từ OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng hơn nữa, do vẫn còn hoài nghi về khả năng thực hiện cam kết này.
>> Vận tải biển gặp khủng hoảng kép: Không thể dùng 2 kênh đào lớn nhất thế giới, tàu chở hàng quay trở lại các tuyến đường từ… thế kỷ 18