Vietstock - McDonald’s chịu thiệt thế nào khi rút lui hoàn toàn tại thị trường Nga?
Doanh nghiệp nhượng quyền có trụ sở chính tại Chicago đã công bố ngày hôm qua rằng sau 30 năm hoạt động tại Nga, hãng sẽ rút khỏi thị trường này và bắt đầu thủ tục để bán lại hoạt động tại đây…
Theo lý giải của McDonald (NYSE:MCD)'s, cuộc xung đột tại Ukraine cùng với môi trường kinh doanh bất ổn cho thấy việc tiếp tục hoạt động tại Nga "không còn ổn định và phù hợp". Ngoài ra, đại dịch đã khiến nhiều thương hiệu toàn cầu gặp khó. McDonald's cho biết đang tìm cách bán toàn bộ hệ thống nhà hàng của mình tại Nga, bao gồm gần 850 nhà hàng, cho một đối tác địa phương. Sau thương vụ này, bên mua không được phép sử dụng thương hiệu McDonald's, cũng như biểu tượng hay thực đơn của hãng.
McDonald’s cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử hãng quyết định từ bỏ các thị trường lớn như Nga, với kế hoạch phá bỏ dần vòm vàng, hay biểu tượng hai đường cong giống bảng chữ cái “M” (M) và các biểu tượng khác. gắn liền với tên công ty sắp ra mắt. Tuy nhiên, McDonald’s khẳng định họ sẽ giữ lại các nhãn hiệu khác của mình ở Nga và có thể tiếp tục thực hiện các quyền hạn pháp lý của mình để thực thi các biện pháp bảo vệ, nếu tình hình là cần thiết.
CEO Chris Kempczinski cho biết ông tự hào với hơn 60.000 nhân viên tại Nga và quyết định này là “cực kỳ khó khăn”. “Dù vậy, chúng tôi đã cam kết với cộng đồng toàn cầu và phải giữ gìn các giá trị. Điều này đồng nghĩa chúng tôi không thể duy trì hoạt động tại đây,” ông nói. Quyết định trên cũng cho thấy “Nga giờ sẽ phải tìm đến đầu tư nội bộ và phát triển các thương hiệu tiêu dùng trong nước,” Neil Saunders, Giám đốc điều hành tại GlobalData cho biết.
McDonald’s sẽ phải chịu thiệt hại khoảng 1,2 – 1,4 tỷ USD vì việc rút lui hoàn toàn tại thị trường Nga. “Các cửa hàng của McDonald’s tại Nga hầu hết là do họ sở hữu. Điều này đồng nghĩa giá trị tài sản bị mất sẽ lớn,” ông Saunders nói, “Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại, là bên mua từ Nga gặp rào cản tài chính và McDonald’s không cấp phép sử dụng tên, độ nhận diện nữa, giá bán sẽ không thể bằng giá trị sổ sách được”.
Trong báo cáo tài chính quý gần nhất, McDonald’s cho biết việc đóng cửa các nhà hàng ở Nga khiến họ thiệt hại 127 triệu USD. Trong đó, gần 27 triệu USD đến từ chi phí cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng và trả cho nhà cung cấp, khoảng 100 triệu USD là từ việc thực phẩm và nhiều hàng hóa khác phải bỏ đi.
McDonald’s hiện có 847 nhà hàng ở Nga, tính đến cuối năm ngoái, theo tài liệu của nhà đầu tư. Cùng với 108 cửa hàng ở Ukraine, các cửa hàng này đóng góp 9% doanh thu công ty năm 2021. Trước đó, hồi tháng 3/2022, McDonald's đã quyết định đóng cửa toàn bộ các cửa hàng tại Nga với 62.000 lao động sau khi nước này triển khai chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Tuy lên kế hoạch rời khỏi Nga, McDonald’s khẳng định sẽ tìm cách bảo đảm những nhân viên tại Nga được trả lương và có việc làm trong tương lai.
Hình ảnh nhà hàng McDonald's đầu tiên tại Moscow trong ngày đầu khai trương hồi năm 1990. |
Hiện McDonald's có 39.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia. Doanh nghiệp này đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc kinh doanh tại Nga từ tháng 1/1990. Khi McDonald khai trương nhà hàng đầu tiên tại Moscow vào năm 1990, người Nga chào đón McDonald nhiệt tình chẳng kém gì khi họ đón ban nhạc danh tiếng The Beatles. Trong ngày đầu bán hàng, khách hàng xếp hàng dài bên ngoài bất chấp cái giá lạnh của tiết trời tháng hai, họ chờ đến 4 tiếng để vào nhà hàng. 30 nghìn người đã đến nhà hàng trong ngày khai trương.
Người Nga không chỉ thích ăn đồ của McDonald, cơ hội làm việc tại nhà hàng của hãng cũng được nhiều người săn lùng. Khi McDonald đăng quảng cáo trên báo địa phương tuyển thu ngân, đầu bếp và người dọn dẹp, lập tức 25 nghìn hồ sơ xin việc được gửi về. Ở thời điểm hiện tại, thị trường Nga không thể có quy mô tương đương như thị trường Trung Quốc nhưng mức chi tiêu trung bình lại cao hơn, theo tính toán của Jeffrey Welch, Phó chủ tịch công ty cung cấp đồ ăn nhanh Krispy Kreme.
Băng Hảo