🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Mỹ... hết tiền?

Ngày đăng 10:46 26/05/2023
Điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Mỹ... hết tiền?

Thỉnh thoảng, chính phủ Mỹ lại tiêu sạch tiền, Tổng thống phải thuyết phục lưỡng viện Quốc hội nâng trần nợ công để được FED cho vay. Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mc Carthy nỗ lực đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đang trong cuộc thương thảo được mô tả là “không ngủ” tìm kiếm sự đồng thuận lẫn nhau về nâng trần nợ công  vượt khỏi mốc 31.400 tỷ USD. Đây là điều kiện để đảm bảo Chính phủ Mỹ không rơi vào trạng thái “rỗng túi”.

Nếu đến ngày 1/6 tới, Tổng thống và lưỡng viện Quốc hội không đạt được thỏa thuận thì nội các chính thức không có tiền để chi trả dịch vụ công căn bản như lương hưu, trợ cấp xã hội, khám chữa bệnh, chế độ công vụ, lãi suất trái phiếu chính phủ. Nhà trắng cũng như hàng loạt cơ quan liên bang dừng hoạt động cho đến khi được “bơm” tiền.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết ông đã có một cuộc họp “hiệu quả” và “chuyên nghiệp” với Tổng thống Joe Biden về cách nâng trần nợ, nhưng cả hai đã không đạt được thỏa thuận vào đầu tuần này.

Trong bức thư mới nhất Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen gửi các lãnh đạo Quốc hội, bà mô tả khả năng vỡ nợ tiềm tàng của Mỹ vào đầu tháng 6 là “rất có thể xảy ra”, trong khi tuần trước nó chỉ là “có khả năng xảy ra”.

Cả ông Biden và McCarthy đều thừa nhận rằng một trong những điểm vướng mắc chính trong các cuộc đàm phán vẫn là câu hỏi về giới hạn chi tiêu, một yêu cầu chính của Hạ viện nhưng cho đến nay là một “lằn ranh đỏ” đối với Nhà Trắng.

Việc nâng giới hạn nợ sẽ không cho phép phát sinh khoản chi tiêu mới, các đảng viên phe Cộng hòa đã nhất quyết yêu cầu cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu của chính phủ như một phần của thỏa thuận tăng giới hạn vay. Ông Mc Carthy cho rằng: “Vấn đề cơ bản ở đây là Đảng Dân chủ, vì chiếm đa số, đã "nghiện" chi tiêu”.

Nội các phe Dân chủ muốn nới hạn trần nợ sau cuộc bầu cử 2024, còn phía đảng Cộng hòa chỉ đồng ý cho ông Biden thời hạn 1 năm - nếu ông Biden muốn có thêm thời gian, thì ông ấy sẽ cần phải đồng ý cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa.

Tổng thống Joe Biden nêu quan điểm: “Đã đến lúc các đảng viên Cộng hòa chấp nhận rằng không có thỏa thuận lưỡng đảng nào được thực hiện chỉ dựa trên các điều khoản đảng phái của họ.”

Việc chính phủ Mỹ hết tiền không có gì lạ, thậm chí trở nên quen thuộc với nhiều đời Tổng thống. Nguyên nhân bắt đầu từ thể chế Mỹ không cho phép Tổng thống và nội các toàn quyền quyết định chi tiêu - đấy là việc của các nhà lập pháp ở lưỡng viện.

Trong khi đó, cơ quan in tiền và cấp tiền là Cục dự trữ Liên bang (FED) tổ chức hoạt động độc lập, không chịu bất cứ áp lực nào từ Tổng thống cũng như Quốc hội, thậm chí có thể ngược lại, bởi FED từ lâu đã được biết đến là nơi quy tụ giới tinh hoa tài phiệt hàng đầu thế giới.

Thông thường, thỏa thuận nới trần nợ công được thông qua vào phút chót, giống như những năm trước đây. Nhiều lần chính phủ Mỹ từng vỡ nợ, song hậu quả không hề thảm khốc như các chuyên gia dự báo.

Từ ngày 1/6 tới, Chính phủ Mỹ phải thanh toán số lượng hóa đơn khổng lồ Thuật ngữ “vỡ nợ” quốc tế được hiểu không đầy đủ, ví dụ nợ 100 triệu USD, chỉ trả được 99,99 triệu USD, hoặc trễ hẹn vài giờ đồng hồ cũng được coi là vỡ nợ...

Hội đồng Cố vấn Kinh tế thuộc Nhà Trắng dự báo, nếu Mỹ thực sự vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm 45% trong vài tháng đầu tiên. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 5% - đồng nghĩa với khoảng 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc.

Dĩ nhiên, các nhà tài phiệt ở phố Wall, cũng như giới lãnh đạo ngầm tại FED “nắm trong lòng bàn tay" các kịch bản nếu vỡ nợ xảy ra. Chính họ là người chịu thiệt hại đầu tiên. Do vậy, sớm muộn gì thỏa thuận nâng trần nợ công Mỹ cũng được thông qua.

Năm 2011, ông Joe Biden, khi đó đang là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Barrack Obama, đã tuyên bố trong chuyến thăm Trung Quốc: “Nước Mỹ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vỡ nợ”.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.