💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Điều gì có thể chọc vỡ bong bóng Bitcoin?

Ngày đăng 21:55 30/11/2017
Điều gì có thể chọc vỡ bong bóng Bitcoin?

Vietstock - Điều gì có thể chọc vỡ bong bóng Bitcoin?

Bitcoin và hiện tượng bong bóng đã trở thành vấn đề thường xuất hiện trong tâm trí của những người hoài nghi về đà tăng đầy ngoạn mục của Bitcoin trong năm 2017.

Nhiều chuyên gia trên Phố Wall liên tục cảnh báo rằng đây là một hiện tượng bong bóng. Gần đây nhất, nhà quản lý quỹ đầu cơ Michael Novogratz lên tiếng cho rằng Bitcoin sẽ là “bong bóng lớn nhất mọi thời đại”.

Bất chấp những lời cảnh báo về bong bóng, giá Bitcoin vẫn liên tục tăng cao và vượt qua những cột mốc đáng chú ý là 10,000 USD và 11,000 USD. Tuy nhiên, theo Bloomberg, vẫn còn đó nhiều yếu tố có thể khiến giá Bitcoin trượt dài.

* Sau khi chạm mốc 11,000 USD, Bitcoin có lúc rơi tự do 18%

* Gia đình này đã bán tất cả tài sản để đầu tư vào Bitcoin

Các đợt phân tách Bitcoin

Nhiều lần phân tách Bitcoin có thể khiến giá trị của đồng tiền kỹ thuật số này giảm mạnh.

Sự bất đồng quan điểm giữa những người phát triển về cách thức nâng cấp mạng lưới Bitcoin đã dẫn tới các đợt phân tách, và cứ sau mỗi đợt phân tách thì một đồng tiền ảo mới lại được hình thành. Việc phân tách quá nhiều còn có thể tạo ra lỗi trong hệ thống Bitcoin.

Đồng Ethereum (Ether) – đồng tiền có vốn hóa lớn thứ 2 trong giới tiền ảo – ghi nhận đà tăng mạnh kể từ khi các đợt phân tách Bitcoin được tiến hành. Tuy nhiên, mức tăng tuyệt đối của Ethereum cũng không là gì so với Bitcoin và Bitcoin Cash trong cùng thời kỳ.

Bị kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà điều hành

Xét đến việc Bitcoin từng được sử dụng như là công cụ để mua các vật liệu bất hợp pháp, chuyển tiền một cách ẩn danh và còn bị hacker tấn công nhiều lần, thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà điều hành trên thế giới phải tỏ ra dè chừng trước loại tài sản này. Do đó, rủi ro xuất hiện đợt kiểm soát hoàn toàn lên các đồng tiền ảo có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) đã để mắt đến tiền ảo và tung ra bản hướng dẫn cho rằng một số token kỹ thuật số có thể được xem là chứng khoán, và từ đó đưa chúng vào diện bị kiểm soát.

Jerome Powell, ứng cử viên được lựa chọn cho chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho hay Bitcoin chưa đủ lớn để phải bận tâm đến, nhưng cũng nói bóng gió đến khả năng Bitcoin có thể ngăn chặn cơ chế truyền dẫn của Fed trong dài hạn.

* Các NHTW trên thế giới nghĩ gì về Bitcoin?

Bị hacker dòm ngó

Kể từ sau vụ trộm trên sàn Mt. Gox hồi năm 2011, những người sở hữu Bitcoin luôn phải đối mặt với khả năng bị mất tiền vào tay của các hacker. Được biết, sàn giao dịch có trụ sở ở Tokyo này đã phải nộp đơn phá sản trong tháng 2/2014, sau khi đánh mất gần 480 triệu USD dưới dạng Bitcoin.

Đợt mất trộm tiền ảo năm 2011 và vụ sụp đổ của sàn giao dịch Mt. Gox năm 2014 đã khiến Bitcoin tụt dốc không phanh. Và trường hợp tương tự cũng xảy ra trên sàn giao dịch Bitfinex ở Hồng Kông trong năm 2016, khi đó các hacker đã trộm tổng cộng 65 triệu USD tiền kỹ thuật số.

Mới đây nhất, hồi giữa tháng 11/2017, Bitcoin giảm gần 5% khi công ty đứng đằng sau đồng tiền kỹ thuật số Tether ghi nhận bị tin tặc tấn công và mất tới 31 triệu USD dưới dạng token kỹ thuật số.

* Bitcoin có lúc tụt dốc hơn 5% sau vụ trộm 31 triệu USD tiền kỹ thuật số từ Tether

* Sàn giao dịch Bitcoin bị đánh cắp 61 triệu USD

* Sàn Bitcoin biến mất cùng hơn 380 triệu USD

Hợp đồng tương lai về Bitcoin

CME Group, Cboe Global Markets và mới đây nhất là Nasdaq đều dự tính tung ra các hợp đồng tương lai dựa trên Bitcoin – vốn được xem là một bước tiến trên con đường đưa Bitcoin tới công cụ đầu tư chính thống.

Hiện tại, hầu hết các lựa chọn để nhà đầu tư bán tiền kỹ thuật số được xem là khá đắt đỏ và có rủi ro cao. Với việc ra đời các hợp đồng tương lai từ những sàn giao dịch nổi tiếng, điều này sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia vào vị thế bán – qua đó gây áp lực giảm giá Bitcoin.

Ngoài ra, việc ra đời các hợp đồng tương lai về Bitcoin cũng có thể tác động tiêu cực đến giá trị của đồng tiền ảo này, vì các tổ chức thanh toán bù trừ có thể gặp khó khăn trước sự biến động vô cùng dữ dội của Bitcoin.

Thomas Peterffy, Chủ tịch của Interactive Brokers Group, tranh luận rằng việc cho phép các hợp đồng tương lai Bitcoin hoạt động trên cùng nền tảng với các hợp đồng phái sinh khác có thể giảm tính ổn định của các tổ chức thanh toán bù trừ.

Hoạt động chốt lời

Việc các sàn giao dịch tiền ảo lớn như Coinbase không thể xử lý hết lượng truy cập trong ngày Bitcoin vượt ngưỡng 10,000 USD đã khiến giới đầu tư tập trung vào vấn đề mở rộng quy mô của đồng tiền kỹ thuật số này.

Việc nhà đầu tư chốt lời khi đồng Bitcoin vượt qua các cột mốc quan trọng có thể dẫn tới đà giảm mạnh và gia tăng áp lực bán tháo vì thanh khoản thấp.

Không vì lý do gì cả!

Làm sao để giải thích hiện tượng Bitcoin tăng mạnh và rồi lại giảm mạnh ngay sau đó? Đây là một câu hỏi khó trả lời.

Nhiều người cho rằng việc áp dụng tiền kỹ thuật số có thể tạo điều kiện cho hoạt động thương mại diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chi phí giao dịch đắt đỏ và chi phí tiền điện cao (liên quan đến hoạt động đào tiền ảo) đã làm lu mờ đi nhận định trên.

Joseph Stiglitz, Chuyên gia kinh tế đạt giải Nobel, cho rằng Bitcoin nên bị cấm vì nó không phục vụ cho bất kỳ chức năng hữu ích nào cho xã hội.

Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Fed, cho biết “Bạn phải cố gắng sử dụng hết trí tưởng tượng của mình để phỏng đoán giá trị nội tại của Bitcoin là bao nhiêu”. Cũng như nhiều chuyên gia khác trên Phố Wall, ông Greenspan cũng gọi Bitcoin là một hiện tượng bong bóng.

Bitcoin có thể có kết cục giống như hiện tượng bong bóng dot-com, khi nhà đầu tư – vốn không thể tìm ra cách thức định giá một tài sản ngày càng leo thang – ồ ạt tìm lối thoát thân.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.