Nhà sản xuất ô tô đến từ Nhật Bản đặt mục tiêu sản xuất hơn 2 triệu xe điện mỗi năm từ năm 2030. Quốc tếHonda ‘bơm’ 65 tỷ USD phát triển xe điện, quyết đua tranh với Tesla (NASDAQ:TSLA) và đối thủ Trung QuốcĐăng Đức • {Ngày xuất bản}Nhà sản xuất ô tô đến từ Nhật Bản đặt mục tiêu sản xuất hơn 2 triệu xe điện mỗi năm từ năm 2030.
Honda Motor đang cố gắng bắt kịp các đối thủ trên thị trường xe điện toàn cầu, bao gồm “ông lớn” đến từ Mỹ Tesla hay các đối thủ nặng ký của Trung Quốc như BYD, liên danh SAIC-GM-Wuling…
Theo trang tin Digitaltimes.com, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đặt mục tiêu “bơm” 10 nghìn tỷ yên (65 tỷ USD) vào nỗ lực phát triển xe điện và ra mắt 7 mẫu xe điện thuộc dòng sản phẩm chủ lực của mình vào năm 2030.
Honda bạo chi 65 tỷ USD để đẩy nhanh tham vọng phát triển xe điện |
Khoản đầu tư 10 nghìn tỷ yên, gấp đôi những gì Honda cam kết vào tháng 4 năm 2022, sẽ được giải ngân trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2031. Theo trang Nikkei Asia , 6 nghìn tỷ yên sẽ dùng để xây dựng các nhà máy xe điện và phát triển các mẫu xe điện mới. Honda sẽ sử dụng số tiền còn lại để mua sắm phần mềm và pin.
>> Honda City bất ngờ đắt hàng, Toyota Vios đối mặt với doanh số tệ nhất
Nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại phường Minato (thủ đô Tokyo, Nhật Bản) đặt mục tiêu sản xuất hơn 2 triệu xe điện mỗi năm từ năm 2030, khiến xe điện và xe điện chạy bằng pin nhiên liệu chiếm 40% doanh số bán ô tô toàn cầu. Công ty còn có kế hoạch tung ra 7 mẫu xe điện thuộc dòng Honda 0 Series, dòng xe điện hàng đầu của công ty vào cuối thập kỷ này. Những chiếc xe điện đó sẽ được trang bị bộ pin siêu mỏng và trục điện tử nhỏ gọn được phát triển gần đây.
Honda cho biết họ sẽ thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau để giảm hơn 20% chi phí pin ở Bắc Mỹ vào năm 2030. Nhà máy sản xuất pin xe điện (EV) chung của hãng với LG Energy Solution có trụ sở ở Mỹ, với công suất sản xuất hàng năm là 40GWh, sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2025.
Trong những năm tới, Honda sẽ bắt đầu sản xuất pin do hãng đồng phát triển với GS Yuasa ở Canada. Nhà sản xuất ô tô này cũng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu cathode chung với Posco Future M và một nhà máy sản xuất vật liệu phân tách với Asahi Kasei tại “xứ sở lá phong”. Chiến lược này được kỳ vọng sẽ giúp Honda giảm chi phí nguyên liệu sản xuất pin.
Đáng chú ý, Honda đã công bố vào ngày 15/5 rằng họ đã ký Biên bản ghi nhớ với IBM (NYSE:IBM) về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ điện toán thế hệ tiếp theo. Nhà sản xuất ô tô đến từ Nhật Bản cho biết việc mở rộng quy mô công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại cơ hội phát triển phương tiện được xác định bằng phần mềm (SDV). SDV được kỳ vọng sẽ tăng độ phức tạp trong thiết kế, hiệu suất xử lý và mức tiêu thụ điện năng tương ứng của chất bán dẫn.
Ngày 15/5 vừa qua, Honda và IBM đã ký một Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu và phát triển lâu dài những công nghệ điện toán thế hệ tiếp theo như chip và phần mềm cho các phương tiện giao thông trong tương lai |
Hai “gã khổng lồ” của Nhật Bản và Mỹ cho biết trong một tuyên bố chung: “Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho phương tiện dự kiến sẽ tăng tốc mạnh mẽ vào năm 2030 và hơn thế nữa, tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của SDV” - phương tiện hoạt động bằng phần mềm thay vì chỉ được tăng cường, hỗ trợ bởi phần mềm - khi các nhà sản xuất ôtô cạnh tranh về hệ thống lái tự động và hỗ trợ lái xe tiên tiến.
Các tính năng trên SDV có thể được cập nhật từ xa, giống như những bản cập nhật phần mềm trên điện thoại thông minh ngày nay. Cả hai công ty đều kỳ vọng nhu cầu về SDV sẽ tăng lên.
Theo Honda, Biên bản ghi nhớ với IBM phác thảo nghiên cứu chung tiềm năng về các công nghệ bán dẫn chuyên dụng như chiplet và điện toán lấy cảm hứng từ não, sử dụng kiến trúc và thuật toán máy tính để mô phỏng cấu trúc và chức năng của não đồng thời tối ưu hóa silicon.
>> Loạt xe gầm cao giảm giá mạnh cả trăm triệu trong tháng 5