🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Dow Jones sụt 570 điểm, Nasdaq giảm 2.8% trong phiên tồi tệ nhất từ tháng 3/2021

Ngày đăng 13:54 29/09/2021
Dow Jones sụt 570 điểm, Nasdaq giảm 2.8% trong phiên tồi tệ nhất từ tháng 3/2021
US500
-
DJI
-
MSFT
-
F
-
META
-

Vietstock - Dow Jones sụt 570 điểm, Nasdaq giảm 2.8% trong phiên tồi tệ nhất từ tháng 3/2021

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (28/9), với nhóm cổ phiếu công nghệ gây áp lực lên thị trường chung khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiến gần mức đỉnh 3 tháng và các nhà lập pháp ở Washington tiếp tục bế tắc trong vấn đề ngân sách.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Nasdaq Composite rớt 2.83% xuống 14,546.68 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021 và chỉ số S&P 500 lùi 2.04% xuống 4,352.63 điểm. Chỉ số Dow Jones mất 569.38 điểm (tương đương 1.63%) còn 34,299.99 điểm.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng nhanh vào ngày thứ Ba, có lúc tăng tới 1.567% khi nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện giảm nhịp độ kích thích mua trái phiếu khẩn cấp khi lạm phát tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, vốn đã dao động ở mức thấp 1.13% gần đây vào tháng 8, đảo chiều đáng kể lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 sau khi Fed báo hiệu vào tuần trước sẽ sớm siết mua trái phiếu hàng tháng trị giá 120 tỷ USD.

“Fed đang thay đổi quan điểm và do đó, nhà đầu tư cũng điều chỉnh lại vị thế”, Kathy Jones, Trưởng bộ phận chiến lược trái phiếu tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab, cho biết.

Nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ vì lãi suất tăng nhanh khiến dòng tiền tương lai của các công ty này ít có giá trị hơn, và do đó làm các cổ phiếu phổ biến có vẻ bị định giá quá cao. Lãi suất cao cũng cản trở khả năng đầu tư cho tăng trưởng và mua lại cổ phiếu của những công ty công nghệ.

Cổ phiếu Facebook (NASDAQ:FB), Microsoft (NASDAQ:MSFT) và Alphabet đều sụt hơn 3%, trong khi cổ phiếu Amazon giảm hơn 2%. Cổ phiếu công ty sản xuất con chip Nvidia rớt 4.5%.

Cũng gây áp lực lên tâm lý thị trường là cuộc khủng hoảng ngân sách ở Washington. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã chặn một dự luật được Hạ viện thông qua vào ngày 27/9 rằng sẽ tài trợ cho Chính phủ đến tháng 12 và gia hạn trần nợ cho đến tháng 12/2022.

Quốc hội Mỹ phải thông qua tài trợ chính phủ vào ngày thứ Sáu (01/10) để tránh việc đóng cửa, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Quốc hội trong một bức thư vào ngày thứ Ba rằng các nhà lập pháp cần nâng giới hạn nợ trước ngày 18/10 để tránh việc Chính phủ vỡ nợ. Kế hoạch chi tiêu khổng lồ cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đối mặt với tương lai bất định.

Trong khi các cổ phiếu công nghệ kéo thị trường chung tụt dốc, các lĩnh vực gắn liền với việc tái mở cửa kinh tế có thành quả tốt hơn và nhóm cổ phiếu năng lượng tăng nhẹ. Cổ phiếu Ford (NYSE:F) tăng 1% sau khi thông báo kế hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất mới ở Mỹ.

Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ đóng cửa gần mức đáy trong phiên khi đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ lớn dường như đánh bại các giao dịch theo kỳ vọng lạm phát (reflation trade).

Lo ngại về vấn đề chuỗi cung ứng và giá tiêu dùng tăng cao cũng có thể góp phần gây ra tình trạng biến động trên thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào ngày thứ Ba rằng lạm phát có thể kéo dài lâu hơn dự báo do các vấn đề về chuỗi cung cứng và áp lực tái mở cửa.

“Những tác động này mạnh hơn và kéo dài lâu hơn dự báo, nhưng chúng rồi sẽ thuyên giảm và lạm phát sẽ trở về mục tiêu dài hạn 2%”, ông Powell nhận định.

An Trần (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.