⛔ Ngừng đoán mò ⛔ Hãy dùng bộ lọc cổ phiếu miễn phí to tìm cơ hội mới nhanh nhấtThử Bộ Lọc Miễn Phí

Covid-19 là cú sốc kép hiếm hoi với kinh tế toàn cầu

Ngày đăng 23:33 05/03/2020
Covid-19 là cú sốc kép hiếm hoi với kinh tế toàn cầu

Vietstock - Covid-19 là cú sốc kép hiếm hoi với kinh tế toàn cầu

Dịch bệnh đang cùng lúc kéo tụt cả nguồn cung và nhu cầu, đẩy các nhà hoạch định chính sách kinh tế vào thế khó.

* Tác động của Covid-19 đến kinh tế toàn cầu qua những con số

* Nền kinh tế toàn cầu trượt dốc tồi tệ nhất kể từ năm 2009 vì Covid-19

* Mặt trái khi kinh tế toàn cầu phụ thuộc Trung Quốc

Trung Quốc - công xưởng của thế giới - sẽ còn rất lâu nữa mới khôi phục hoàn toàn sản xuất khi nhiều nhà máy còn đóng cửa và công nhân bị cách ly. Việc này không chỉ làm giảm sản xuất hàng hóa tại đây, mà còn khiến nhiều công ty khác trên thế giới lao đao vì thiếu linh kiện cho sản phẩm hoàn chỉnh.

Cú sốc nguồn cung này ban đầu chỉ được coi là ngắn hạn, có thể dễ dàng đảo ngược khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì thế, nhiều nhà phân tích từng dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ đi theo hình chữ V - lao dốc trong quý I và bật lên các tuần sau đó.

Tuy nhiên, những dự báo này đang trở nên quá lạc quan, do nhu cầu cũng đang giảm sút theo. Khi dịch bệnh lan ra ngoài Trung Quốc, người tiêu dùng khắp nơi đều ngần ngại ra ngoài mua sắm, du lịch hay ăn uống. Hậu quả là các công ty không chỉ phải cho nhân viên về quê, mà còn ngừng tuyển dụng và đầu tư. Việc này càng khiến tiêu dùng bị ảnh hưởng.


Công nhân tại một nhà máy tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: Reuters


Tác động của hai cú sốc này như thế nào hiện vẫn là chủ đề tranh cãi của các nhà kinh tế học. Giáo sư Đại học Harvard Kenneth Rogoff tuần này cho biết không loại trừ nguy cơ lạm phát do thiếu hụt nguồn cung, như thập niên 70. Khi đó, các chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong việc điều hành kinh tế.

"Một cuộc suy thoái điển hình thường liên quan đến việc nhu cầu suy giảm so với nguồn cung", David Wilcox - cựu quan chức Fed cho biết, "Trong trường hợp thông thường, giới hoạch định chính sách kinh tế biết cách lấp đầy khoảng trống nhu cầu. Nhưng trường hợp này phức tạp hơn, vì nó liên quan đến cả cung và cầu".

Việc này giải thích lý do vì sao kinh tế thế giới đang tiến dần đến năm tăng trưởng yếu nhất kể từ khủng hoảng 2009. Các mục tiêu lạm phát của giới chức hiện đều trở nên xa vời. Các công ty như Hyatt Hotels hay United Airlines Holdings đều đã rút lại dự báo lợi nhuận. Các hãng sản xuất như Samsung Electronics hay Toyota Motor đang phải vật lộn giúp nhà máy mở cửa trở lại.

Nó cũng là nguyên nhân cho đợt hạ lãi suất khẩn cấp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 3/3. Thậm chí, dù đã hạ lãi suất mạnh tay nhất kể từ năm 2008, họ cũng không thể kéo chứng khoán Mỹ đi lên hôm đó. Chứng khoán Mỹ chỉ tăng trở lại hôm 4/3, một phần nhờ tin Hạ viện Mỹ thông qua gói chi tiêu khẩn cấp 7,8 tỷ USD để đối phó dịch bệnh.

Các ngân hàng trung ương biết rằng hạ lãi suất không thể giúp các nhà máy mở cửa trở lại hay công nhân quay lại công ty. Thậm chí trong tình hình hiện tại, nếu muốn kích cầu, họ sẽ phải phối hợp giữa hạ lãi suất và các chương trình nhằm khôi phục niềm tin và duy trì dòng chảy tín dụng. Việc này diễn ra trong bối cảnh phần lớn các ngân hàng trung ương đã hết vũ khí sau khi hạ lãi suất nhiều lần gần đây.

Thêm vào đó, bản chất của cú sốc kinh tế lần này có thể khiến chính sách tiền tệ ít hiệu quả. Dù hạ lãi suất cho vay có thể giúp các hộ gia đình có thêm động lực chi tiêu, việc này sẽ bị hạn chế nếu hàng triệu người phải ở trong nhà vì các biện pháp phong tỏa, cách ly, hoặc chỉ đơn giản là họ muốn ở nhà vì sợ lây bệnh. Việc này có thể giải thích lý do vì sao Ngân hàng trung ương Trung Quốc áp dụng các chính sách tín dụng tập trung, hơn là hạ lãi suất quy mô lớn để đối phó dịch bệnh.

Sau động thái tiên phong của Fed, các chính phủ giờ càng chịu sức ép phải hành động nhiều hơn nữa. "Chúng ta chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng", cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho biết.

Với các nhà hoạch định chính sách, nguồn cung là vấn đề khó giải quyết hơn. Vì họ sẽ phải nhanh chóng khôi phục sản xuất, giao thông, mạng lưới thông tin hoặc tài nguyên đầu vào.

Để làm được điều đó, chính sách tài khóa mới là phù hợp. Việc ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ chỉ là phụ trợ. Mỹ, Nhật Bản, Italy và Hàn Quốc đều đã tung gói cứu trợ để đối phó dịch bệnh. Dù vậy, phần lớn số tiền này chảy vào các công ty y tế và hoạt động ngăn ngừa, cứu chữa, chứ không phải trải rộng cả nền kinh tế.

Tuần trước, chứng khoán toàn cầu lao dốc mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Chỉ số MSCI All Country World dù bật tăng 2,7% hôm qua, hiện vẫn thấp hơn 8% so với đỉnh cách đây một tháng.

Việc các chính phủ tăng chi tiêu có thể không kiềm chế được đà lây lan của virus. Tuy nhiên, nó có thể giúp chặn lại nhu cầu tiêu dùng đang lao dốc không phanh. Chetan Ahya - nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự báo thâm hụt tài khóa của Trung Quốc và 4 nước phát triển lớn sẽ tăng ít nhất lên 4,7% GDP năm nay - cao nhất kể từ năm 2011.

Hà Thu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.