🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Bức tranh kinh tế trái ngược của châu Á và phương Tây

Ngày đăng 13:18 17/11/2020
Bức tranh kinh tế trái ngược của châu Á và phương Tây

Vietstock - Bức tranh kinh tế trái ngược của châu Á và phương Tây

Trong khi Nhật Bản, Trung Quốc công bố hàng loạt số liệu lạc quan, Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong vũng lầy kinh tế của đại dịch.

Các nền kinh tế lớn nhất châu Á đã thoát khỏi cú trượt dốc do đại dịch. Hiện tại, họ chỉ cần đảm bảo việc số ca nhiễm tăng nhanh tại các nước khác không đe dọa đà phục hồi của mình.

Nhật Bản hôm qua (16/11) công bố GDP tăng 5% trong quý III so với quý trước, kéo nước này ra khỏi suy thoái. Nếu hiệu chỉnh theo cơ sở hàng năm, tốc độ tăng trưởng là 21,4% - nhanh nhất lịch sử nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Người dân trên một con phố tại Osaka (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Vài giờ sau thông tin từ Nhật Bản, Trung Quốc cũng công bố số liệu cho thấy đà hồi phục tại đây tiếp tục tăng tốc. Sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 7%, vượt dự báo của các nhà kinh tế trong khảo sát của Refinitiv. Doanh số bán lẻ tăng hơn 4% - nhanh nhất từ đầu năm.

Các tin tức đầy hứa hẹn tại châu Á hoàn toàn trái ngược với viễn cảnh u ám ở phương Tây. Nhiều quốc gia tại đây vẫn đang vật lộn với việc Covid-19 tái bùng phát, buộc họ một lần nữa áp lệnh hạn chế nhằm kìm hãm đại dịch. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuần trước lặp lại nhận định kinh tế Mỹ cần tăng kích thích từ cả chính phủ lẫn Fed để vượt qua đại dịch.

Ngân hàng Trung ương Anh đầu tháng này cảnh báo nguy cơ suy thoái kép khi Anh tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đối mặt tình cảnh tương tự.

Người đi bộ tại ga Oxford Circus khi Anh tái áp đặt các lệnh hạn chế. Ảnh: Reuters

"Hầu hết nền kinh tế châu Á diễn biến tốt hơn phương Tây, chủ yếu nhờ kiềm chế đại dịch tốt hơn", Louis Kuijs - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho biết.

Ông dự báo phần lớn nền kinh tế châu Âu tăng trưởng âm quý này, do các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19. Mỹ cũng có thể chịu đòn giáng vào tăng trưởng, kể cả khi không đóng cửa các doanh nghiệp.

Thách thức hiện tại với châu Á là làm thế nào duy trì đà tăng trưởng hiện tại, khi các đối tác thương mại chính vẫn vật lộn với Covid-19. "Lệnh phong tỏa tại châu Âu và Mỹ tăng trưởng chậm lại sẽ đe dọa đà phục hồi của các nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu", Frederic Neumann – lãnh đạo tại HSBC nhận định, "Một mình châu Á không thể kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi vũng lầy".

Chính phủ Trung Quốc hôm qua cũng thừa nhận rủi ro này. Fu Linghui – người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết trước báo giới rằng đại dịch tái bùng phát tại châu Âu và Mỹ đang tạo ra bất ổn cho xuất khẩu của Trung Quốc. Dù vậy, ông cho biết tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm nay vẫn đang tăng, đi ngược xu hướng toàn cầu.

Kujis cũng lạc quan. Dù Mỹ và châu Âu suy yếu sẽ gây sức ép lên thương mại và đầu tư tại châu Á, việc này cũng sẽ không khiến các nền kinh tế trong khu vực trật nhịp, miễn là họ không để dịch tái bùng phát tại nước mình.

"Nếu các nền kinh tế châu Á có thể tiếp tục tránh được đợt phong tỏa lớn, ảnh hưởng từ Mỹ và châu Âu sẽ chỉ tác động phần nào, chứ không đảo ngược được việc này", ông nói.

Bất chấp tình hình đại dịch, các nước trong khu vực vẫn đang cố gắng thắt chặt quan hệ với nhau mà không cần sự trợ giúp từ phần còn lại của thế giới. Cuối tuần trước, 15 quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). "Việc này sẽ củng cố xu hướng đang diễn ra suốt nhiều thập kỷ qua - trọng tâm kinh tế toàn cầu đang dần ngả sang phía Đông", HSBC nhận định.

Hà Thu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.