Mức dự báo tăng nhẹ do tăng trưởng kinh tế và nhu cầu di chuyển nội địa mạnh mẽ. Quốc tếBoeing nâng dự báo nhu cầu từ Trung Quốc, Việt Nam không nằm ngoài cuộc chơiPhương Nhi • {Ngày xuất bản}Mức dự báo tăng nhẹ do tăng trưởng kinh tế và nhu cầu di chuyển nội địa mạnh mẽ.
Nhà sản xuất máy bay Mỹ cho biết các hãng hàng không Trung Quốc sẽ cần 8.560 máy bay thương mại mới cho đến năm 2042, tăng so với mức 8.485 trong dự báo trước đó vào năm ngoái.
Tháng 6 vừa qua, công ty cho biết họ vẫn “rất lạc quan” về Trung Quốc, quốc gia sẽ chiếm 20% thị trường du lịch hàng không toàn cầu.
Tuy nhiên, Boeing vẫn đang chờ đợi để tiếp tục giao những chiếc 737 MAX bán chạy nhất của mình cho các hãng hàng không Trung Quốc. Hơn 4 năm kể từ sau khi họ bị tạm dừng bởi hai vụ tai nạn chết người và hầu như không nhận được đơn đặt hàng mới nào từ các hãng hàng không kể từ năm 2017.
Nhà sản xuất máy bay Mỹ cho biết đội bay của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi lên gần 9.600 máy bay trong 20 năm tới. Thị trường hàng không nội địa của quốc gia tỷ dân sẽ lớn nhất thế giới vào cuối giai đoạn dự báo, với nhu cầu về 6.470 máy bay một lối đi như dòng máy bay Boeing 737 MAX.
Darren Hulst, Phó chủ tịch tiếp thị thương mại của Boeing, cho biết trong một tuyên bố: “Giao thông hàng không nội địa ở Trung Quốc đã vượt qua mức trước đại dịch và giao thông quốc tế đang phục hồi ổn định”.
“Khi nền kinh tế và giao thông của Trung Quốc tiếp tục phát triển, dòng máy bay thương mại hoàn chỉnh của Boeing sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đáp ứng sự tăng trưởng đó một cách bền vững và kinh tế.”
Được biết, hãng Boeing có khoảng 85 máy bay phản lực MAX trong kho dành cho khách hàng Trung Quốc và 55 chiếc MAX ban đầu dự kiến dành cho các hãng hàng không Trung Quốc đã được tái tiếp thị, công ty này cho biết vào tháng 7.
Bên cạnh Trung Quốc, nhu cầu máy bay phản lực tại Việt Nam cũng đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
Hãng hàng không VietJet Air ngày 12/9 cho biết họ sẽ nhận tới 12 máy bay phản lực 737 MAX vào năm 2024, trong số 200 máy bay mà họ đã đặt hàng với Boeing trị giá hơn 25 tỷ USD.
Qua chuyến công du tại Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Vietjet (HM:VJC) và tập đoàn tài chính Carlyle (Mỹ) đã ký kết thỏa thuận tài trợ tàu bay trị giá 550 triệu USD.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch Boeing Toàn cầu Brendan Nelson tại Hà Nội. |
Lô máy bay phản lực đầu tiên sẽ được giao cho đơn vị của họ ở Thái Lan, Thai VietJet
Cùng thời điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, ngày 11/9, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (HN:HVN) và tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã ký kết bản ghi nhớ về việc đặt mua 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 MAX với giá trị 7,5 tỷ USD.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, đánh giá, sớm báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, làm cơ sở thúc đẩy quá trình đàm phán, hoàn thiện các thủ tục đầu tư của Vietnam Airlines.
Với nhu cầu dòng máy bay thân hẹp, VNA cần bổ sung khoảng 60 máy bay đến năm 2030 và khoảng 100 máy bay đến năm 2035, trong đó có phương án xem xét khai thác dòng máy bay Boeing 737 MAX.