Trong buổi toạ đàm giới thiệu về trái phiếu Trung Nam, lãnh đạo công ty gói gọn dòng tiền trả nợ ở câu: "Có nắng, có gió là chúng tôi có tiền!" Trả lời băn khoăn của giới đầu tư về việc sau tất cả những thông tin trái chiều thời gian qua, Trung Nam liệu có tiền trả lãi trái phiếu? Lãnh đạo Trung Nam khẳng định: Có nắng-có gió là chúng tôi có tiền.
Theo Trungnam group, buổi gặp gỡ nhà đầu tư ngày 3/11 cũng là lần đầu tiên công ty tổ chức gặp gỡ, chia sẻ thông tin với nhà đầu tư một cách rộng rãi và cởi mở như thế. Lần chia sẻ này, Trung Nam cũng mời VNDIRECT và đại diện ngân hàng Deustsch Bank Việt Nam cùng có tiếng nói chung để khẳng định: Triển vọng phát triển ngành năng lượng tái tạo là rất lớn và Trung Nam sẽ dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực điện gió.
Gần 18 năm bền bỉ với ngành điện
Trungnam group thành lập từ năm 2004. Năm 2007 đánh dấu dấu mốc lớn đầu tiên với dự án Thuỷ điện Đồng Nai 2 công suất 70MG, nhà máy này khánh thành năm 2015.Năm 2008 đánh dấu thêm dấu ấn mới của công ty khi xây Khu công viên và đô thị Đà Lạt-Golf Valley diện tích 19,71ha khánh thành 2015 và Toà nhà Trung Nam khánh thành 2010.
Dấu mốc đáng chú ý khác là công ty khánh thành Nhà máy thuỷ điện Krong Nô 2,3 công suất 30MW, 18MG năm 2016.
Dự án Khu đô thị sinh thái Golden Hills diện tích 381ha, dự án đường Nguyễn Tất Thành nối dài hoàn thành 2015, 2016.
Liên quan điện gió, công ty đưa vào vận hành Nhà máy điện gió Trung Nam công suất 151,95MW từ năm 2019 đến 2021 theo 3 giai đoạn. Nhà máy điện mặt trời công suất 204 MW, Nhà máy điện mặt trời Trung Nam-Trà Vinh công suất 140MW thành năm 2019. Năm 2020, công ty cũng khánh thành dự án biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW . 2021, công ty tiến hành Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận, Nhà máy điện gió Đông Hải1 Trà Vinh, Nhà máy điện gió Ea Nam- Đắk lắk...
Net Zero Carbon: Cơ hội vàng cho điện gió, điện mặt trời phát triển
Tại buổi hội thảo, bà Trần Thị Khánh Hiền là giám đốc khối phân tích của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết, quy mô ngành năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến đạt 27.000 tỷ đô vào năm 2030.
Nói về cơ hội vàng cho ngành điện gió, bà Hiền cho biết, Net zero carbon đến năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 là một trong những minh chứng lớn để tin rằng nguồn năng lượng sạch sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu.
Dự thảo trong một báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho thấy, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởnh kép hơn 8% cho giai đoạn 8 năm tới.
Việc 78% tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới sẽ loại bỏ các nhà cung ứng chậm chuyển đổi vào năm 2025 cùng với nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng kép sẽ tạo ra nhu cầu cực lớn để lĩnh vực năng lượng tái tạo phát triển. Việt Nam với sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân như Trung Nam đã bước vào top đầu thế giới về sản xuất năng lượng tái tạo.
Bà Trần Thị Thu Hiền - giám đốc khối phân tích của VNDIRECT cho biết, sức hấp dẫn của ngành năng lượng là không thể phủ nhận khi mà đến nay, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân trong cả nước đã "nhảy" vào đầu tư lớn vào ngành. Top 10 doanh nghiệp lớn nhất phải kể đến như:
Top 10 trang trại điện NLTT đang vận hành có công suất lớn nhất Việt Nam (MW) Trung Nam hiện đang đứng thứ 4 trong khối doanh nghiệp tư nhân có trang trại điện năng lượng tái tạo đang vận hành lớn nhất nhưng đứng thứ 1 nếu tính cả phần công suất những nhà máy đang xây dựng! Hay nói cách khác, Trung Nam vẫn đang trên hành trình thực hiện tham vọng dẫn đầu ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Điểm nhấn lớn nhất nhà đầu tư cần chú ý để nắm bắt được cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo nói chung và Trung Nam nói riêng là:
+Công suất điện gió dự kiến sẽ tăng trưởng kép 16% trong giai đoạn 2022 – 2045+Công suất điện mặt trời (tính cả điện mặt trời mái nhà) dự kiến sẽ tăng trưởng 8% giai đoạn 2022 – 2045
Cơ hội lớn mở ra cho ngành năng lượng tái tạo và hiện nay, trong xu thế dòng vốn đầu tư toàn cầu đổ vào tài sản ESG và Net Zero Carbon ngày càng lớn. Bất chấp các lo ngại về suy thoái kinh tế, hoạt động M&A Khu vực ASEAN cũng chứng kiến sự nổi lên của các mảng năng lượng tái tạo trên thế giới vẫn hết sức sôi động trong nửa đầu năm 2022.
VNDIRECT cho biết nhiều doanh nghiệp trong đó có Trung Nam cũng đã nhận được vốn đầu tư ngoại.
Trung Nam đang có 14 nhà máy năng lượng tái tạo với tổng công suất 1,7GW
Với tham vọng trở thành số 1 trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Trung Nam hiện có 4ĩnh vực hoạt động nhưng chủ đạo vẫn là điện gió, điện mặt trời
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, Trung Nam cung cấp thông tin hiện đã là doanh nghiệp tư nhân có công suất phát lớn nhất hiện tại với 1,61 GW phát lên lưới điện quốc gia. Trungnam group là doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo tích hợp hệ thống truyền tải điện tầm cỡ. Với các dự án năng lượng tái tạo đã thực hiện tại Ninh Thuận, Trà Vinh, Đắk Lắk, Trungnam group đóng góp gần 1,63GW vào công suất nguồn điện cả nước. Trungnam group cũng tự hào khi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Với 794MW tổng công suất điện mặt trời, 698 MW tổng công suất điện gió, 118 MW tổng công suất thuỷ điện, Trung Nam thường truyền nhau câu nói vui: "Có cái nắng - có cái gió là Trung Nam có tiền".
Đi vào thị trường năng lượng từ rất sớm, Trung Nam là tập đoàn tư nhân duy nhất đầu tư, phát triển và xây dựng các nhà máy điện của mình từ đầu, không thông qua việc mua bán sáp nhập hay cổ phần hóa.
Quy hoạch điện 8 - cơ sở để đặt niềm tin vào tương lai Trung Nam
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, Trung Nam đưa ra thông tin quan trọng: Quy hoạch điện 8 đang được bộ ban ngành đề xuất là điểm nhấn để nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào Trung Nam. Quy hoạch có 4 điểm chính:
-Không có thêm các nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030
-Ưu tiên phát triển gió trên bờ và xa bờ, đến năm 2030 gió trên bờ dự kiến 17GW trong khi gió ngoài khơi 7GW.
-Đề xuất bao tiêu tổng công suất các dự án năng lượng mặt trời 2,4 GW, đã được đưa vào PDP7 với sự chấp thuận của các nhà đầu tư.
-Ưu tiên sử dụng LNG trong nước để giảm nhập khẩu.
Trung Nam hiện đã tập trung vào việc phát triển gió trên bờ và gió gần bờ cũng như đã đạt được các vị trí lý tưởng để thâm nhập dự án điện gió ngoài khơi. Công ty cũng rất phù hợp với quy hoạch phát triển điện 8.
172 và mong muốn của Trung Nam
Tại buổi gặp mặt nhà đầu tư có sự tham gia của đông đảo truyền thông, ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng giám đốc Trung Nam tóm tắt câu chuyện 172 đang khiến tin đồn xảy ra với công ty. Theo đó, ông ví phần công suất 172,12MW đang gây tranh cãi như cảnh "đứa con chung đã được Trung Nam và EVN cùng đồng thuận nuôi 2 năm qua, nay EVN nói rằng do EVN và Trung Nam chưa cưới nên không dám nhận con do...chưa có cơ chế giá.
EVN cho rằng việc dừng huy động 172,12MW điện mặt trời chưa có giá điện của Trung Nam là đúng. Phía Trung Nam thì dẫn các văn bản pháp lý liên quan để cho rằng EVN cần tiếp tục huy động phần công suất này và thanh toán sau khi xác định giá.
Việc tranh cãi này chưa có hồi kết, nhưng Trung Nam tin rằng với nhu cầu điện rất cao hiện tại thì không có lý do gì "đứa con đã tồn tại 2 năm lại không được thừa nhận".