🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nhịp đập Thị trường 23/12: Ngân hàng dẫn dắt VN-Index trở lại với mốc 960 điểm

Ngày đăng 18:47 23/12/2019
© Reuters.  Nhịp đập Thị trường 23/12: Ngân hàng dẫn dắt VN-Index trở lại với mốc 960 điểm
ACB
-
HUT
-
NVB
-
PVC
-
PVS
-
VCG
-
CEO
-
BID
-
CMG
-
CTG
-
DHG
-
EIB
-
FLC
-
FPT
-
HPG
-
MSN
-
NLG
-
PVD
-
STB
-
VCB
-
VIC
-
VNM
-
STK
-
MBS
-
ROS
-
DGW
-
VRE
-
CTR
-
POW
-
VHM
-
TCB
-

Vietstock - Nhịp đập Thị trường 23/12: Ngân hàng dẫn dắt VN-Index trở lại với mốc 960 điểm

Diễn biến VN-Index dần khởi sắc khi liên tục leo dốc nhờ vào lực cầu đông đảo của nhóm Large Cap, đặc biệt là ở rổ VN30. Mặt khác, dòng tiền cho thấy sự lạc quan trong tâm lý nhà đầu tư bởi chỉ trong phiên sáng, khối lượng khớp lệnh ở sàn HOSE đã đạ hơn 113 triệu đơn vị.

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng tăng 4.24 điểm và đạt 960.65 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.18 điểm và đạt 102.6 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 255 mã tăng và 218 mã giảm.

Ở chiều tăng, BID (HM:BID) vẫn “làm mưa làm gió” ở rổ VN30 khi dẫn đẩu với sắc xanh hơn 4%, theo sau là 3 mã ngân hàng khác ở mức từ 2% trở lên là VCB (HM:VCB), STB (HM:STB) và CTG (HM:CTG) và TCB (HM:TCB). Đặc biệt hơn, khối ngoại đều mua ròng mạnh cả 4 mã này. Ở chiều ngược lại, MSN (HM:MSN) vẫn độc chiếm ngôi vị rớt giá mạnh nhất rổ này.

Nếu xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì BID và VCB là bộ đôi chính giúp củng cố sắc xanh của VN-Index khi đều đóng góp hơn 1 điểm vào chỉ số. Đối trọng với 2 mã này là MSN và VIC.

Tuy nhiên, nếu nhìn về từng nhóm ngành riêng lẻ thì đa phần đều đang phân hóa, điển hình như nhóm chứng khoán, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, xây dựng,… Hay tệ hơn là nhóm dệt may khi bị sắc đỏ xâm chiếm, với STK (HM:STK), MSH rớt hơn 1%.

Chỉ số HNX-Index thì vẫn trong nhịp giằng co với nguyên do chính đến từ cuộc chiến giữa ACB (HN:ACB), CEO (HN:CEO), MBG ở chiều tăng và HHC, MBS (HN:MBS), VCG (HN:VCG) ở chiều giảm.

Ngân hàng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.4%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú ăn uống giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.33%.

Khối ngoại mua ròng gần 70 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 0.5 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu ở ROS (HM:ROS), BID, HPG (HM:HPG) trên sàn HOSE. PVS (HN:PVS), HUT (HN:HUT) là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h40: Áp lực bán tăng dần, thị trường giằng co trở lại

VN-Index trở lại với nhịp giằng co khi áp lực bán trên nhóm Large Cap tăng dần, song sắc xanh vẫn xuất hiện trên chỉ số nhờ vào các cổ phiếu nhóm ngân hàng như BID, VCB, CTG và STB.

Độ rộng thị trường tính tới 10h40 đang nghiêng về bên mua với 237 mã tăng và 176 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 18 mã tăng, 9 mã giảm và 3 mã đứng giá.

BID, VCB cùng với CTG đang là những trụ chính của thị trường và mang lại hơn 2 điểm cho VN-Index. Ở chiều giảm điểm, VIC, MSN và VNM (HM:VNM) đang là những tác nhân chính trong việc kìm hãm đà tăng của chỉ số. Tình hình MSN theo góc nhìn kỹ thuật đang không mấy khả quan khi tạo cây nến dài sau hàng loạt các cây nến nhỏ, qua đó hàm ý về sự bắt đầu của một nhịp điều chỉnh mới.

Nhóm dầu khí có diễn biến khá phân hóa. BSR là cổ phiếu nổi bật trong nhóm khi tăng 2.5%, theo sau là PVB và POW (HM:POW) có mức tăng quanh mốc 1%. Ở phía bên kia chiến tuyến, PVS, PVD (HM:PVD) và PVC (HN:PVC) có mức giảm từ 1% đến gần 1.5%.

Trái ngược với diễn biến của nhóm dầu khí, ngành bất động sản dân dụng lại có diễn biến khá lạc quan. Cụ thể, HAR bứt phá hơn 3%, NLG (HM:NLG), HDC và CRE đồng loạt hiện sắc xanh từ hơn 1% đến 2%. Ngược lại, bộ đôi nhà Vingroup (HM:VIC) là VHM (HM:VHM) và VRE (HM:VRE) lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Theo góc nhìn kỹ thuật, HDC đang test lại cận trên của kênh đi ngang (tương đương vùng 23,000-24,000) và tạo bóng nến dài cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế. Nhiều khả năng các nhịp rung lắc sẽ tiếp diễn với mã này trong những phiên tới.

Các mã nhà FLC (HM:FLC) đang có chuyển động cùng chiều với diễn biến của thị trường. Ngoại trừ việc ROS xuất hiện sắc đỏ thì các cổ phiếu như FLC, AMD và ART đều duy trì sắc xanh và bật tăng từ mức gần 2% đến gần 3.5%, GAB và KLF ấn tượng với mức tăng trần. Đáng chú ý, ROS đang được khối ngoại mua ròng mạnh.

Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.14%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.24%.

Mở cửa: Ngân hàng xanh từ đầu phiên, thị trường mở cửa tích cực

Sự tích cực của các Large Cap, đặc biệt là nhóm ngân hàng, là động lực chính giúp thị trường mở cửa với sắc xanh.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 172 mã tăng và 90 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 18 mã tăng, 7 mã giảm và 5 mã đứng giá.

VHM, VCB và GAS hiện là những trụ chính trên thị trường hiện tại mang lại sự tích cực cho thị trường. Ở phía bên kia chiến tuyến, VNM, ROS và DHG (HM:DHG) là những mã có tác động tiêu cực và kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Sau phiên ATO, sự tích cực đang dần lan tỏa ở nhóm ngân hàng. Cụ thể, STB tăng 1.5%, VCB, STB và TCB đều đồng thuận xuất hiện sắc xanh và tăng quanh mốc 0.5%, CTG nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ngược lại, NVB (HN:NVB) giảm 1% còn EIB (HM:EIB) thì có mức giảm gần 2%.

Cùng chiều với diễn biến của ngành ngân hàng, nhóm công nghệ thông tin có diễn biến khá lạc quan. Có thể kể đến bộ đôi cổ phiếu nhà Viettel là VGI và CTR (HN:CTR) đang thể hiện sự tích cực khi tăng lần lượt là 0.8% và 2%, theo sau đó là mức tăng gần 2% của CMG (HM:CMG), FPT (HM:FPT) nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Đối trọng với sắc xanh, DGW (HM:DGW) xuất hiện sắc đỏ và lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.61%. Ngược lại, sản xuất nhựa - hóa chất hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.11%.

Lý Hỏa

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.