Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Ông Tất Thành Cang bị khởi tố trong vụ án thứ 2 liên quan dự án nào?

Ngày đăng 14:56 03/07/2021
Cập nhật 08:00 03/07/2021
Ông Tất Thành Cang bị khởi tố trong vụ án thứ 2 liên quan dự án nào?

Ông Tất Thành Cang bị khởi tố trong vụ án thứ 2 liên quan dự án nào?

Vietstock - Ông Tất Thành Cang bị khởi tố trong vụ án thứ 2 liên quan dự án nào?

Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP.HCM (HM:HCM) xác định ông Tất Thành Cang bị khởi tố trong vụ án thứ 2 do sai phạm liên quan đến 2 dự án khu dân cư ở Phước Kiển (H.Nhà Bè) và dự án khu dân cư Ven Sông (Q.7).

Toàn cảnh dự án 32 ha đất ở H.Nhà Bè. Ảnh: Độc Lập

Cuối tháng 6, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - nhiệm kỳ 2015 - 2020), ông Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy), ông Huỳnh Phước Long (nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy) và ông Phan Thanh Tân (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy) về tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo điều 219, BLHS 2015. Đáng chú ý, đây là lần thứ 2 ông Tất Thành Cang bị khởi tố.

Liên quan vụ án này, trước đó, Cơ quan ANĐT Công an TP.HCM bắt tạm giam 6 bị can, gồm: Trần Công Thiện, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM, sau đây viết tắt là Công ty Tân Thuận), Nguyễn Văn Minh (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty Tân Thuận), Trần Tấn Hải (Phó tổng giám đốc công ty), Nguyễn Thị Ngọc Bích (kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Xuân Tùng (cả hai đều là kiểm soát viên), để điều tra làm rõ về tội danh nói trên xảy ra tại Công ty Tân Thuận.

Trước đó, ông Tất Thành Cang cũng từng bị Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM bắt tạm giam về tội danh theo điều 219, BLHS 2015 xảy ra tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco, công ty con của IPC) trong việc bán 9 triệu cổ phần của Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1.103 tỉ đồng

Hơn 32 ha đất bị bán rẻ ra sao ?

Cuối tháng 4.2017, ông Trần Công Thiện ký công văn gửi Văn phòng Thành ủy TP.HCM đề nghị được hợp tác cùng Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (HM:QCG) (viết tắt là Công ty QCGL) đầu tư dự án khu dân cư (KDC (HM:KDC)) Phước Kiển, H.Nhà Bè. Cụ thể, tỷ lệ góp vốn và phân chia lãi lỗ, Công ty Tân Thuận góp 30%, Công ty QCGL góp 70%.

Theo đề xuất, Công ty Tân Thuận sẽ chuyển nhượng hơn 32 ha để thực hiện dự án KDC Phước Kiển với đơn giá trung bình hơn 1,107 triệu đồng/m2 (323.287 m2 x hơn 1,107 triệu đồng = 358 tỉ đồng). Trong vòng 20 ngày sau khi ký hợp đồng hợp tác, Công ty QCGL phải thanh toán cho Công ty Tân Thuận 70% giá trị phần đất đã nhận chuyển nhượng được định giá như trên (358 tỉ đồng x 70% = 250,6 tỉ đồng). Ngày 1.6.2017, ông Phạm Văn Thông ký Thông báo số 512 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang chấp thuận đề xuất cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án.

Đến ngày 5.6.2017, Công ty Tân Thuận chính thức ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên cho Công ty QCGL, giá đất chuyển nhượng là 1,29 triệu đồng/m2, khác với giá đề xuất ban đầu (hơn 1,107 triệu đồng/m2).

Tuy nhiên, sau khi công an vào cuộc điều tra, ngày 6.8.2020, Hội đồng định giá tài sản kết luận định giá đất tại KDC Phước Kiển vào thời điểm chuyển nhượng là giá 1,768 triệu đồng/m2, chứ không phải 1,29 triệu đồng/m2. Cơ quan ANĐT xác định, Công ty Tân Thuận đã đưa ra đơn giá nói trên chỉ căn cứ duy nhất vào Chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM, sử dụng không đúng mục đích của chứng thư (chứng thư này chỉ có mục đích tư vấn giá trị đất để phục vụ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty), không đảm bảo ngang giá thị trường dẫn đến hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng vì không đảm bảo giá thị trường, gây thiệt hại hơn 154 tỉ đồng nguồn vốn nhà nước tại công ty.

Ông Tất Thành Cang. Ảnh: Ngọc Dương

Dự án “sang tay” không đúng với giá thị trường

Đối với dự án KDC Ven Sông, tháng 5.1999, Công ty Tân Thuận được Thành ủy TP.HCM chấp thuận chủ trương thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KDC Ven Sông Tân Phong (Q.7).

Tháng 8.2000, Ban Quản lý khu nam chấp thuận cho Công ty Tân Thuận được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KDC Ven Sông. Đến tháng 11.2001, UBND TP.HCM giao đất cho Công ty Tân Thuận để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KDC Ven Sông với diện tích là hơn 269.000 m2 nằm trong khu đô thị mới nam TP.

Dự án lúc này phân thành 4 khu, gồm: khu 1 (174.836 m2), khu 2 (18.350 m2), khu 3 (44.075 m2) và khu 4 (hơn 31.967 m2). Sau đó, Công ty Tân Thuận phối hợp với Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (viết tắt là Sadeco) đầu tư xây dựng KDC Ven Sông. Theo thỏa thuận, Công ty Tân Thuận nhận khu 4, Sadeco nhận khu 2 tự triển khai dự án; khu 1, khu 3 thì hai bên phối hợp thực hiện. Năm 2008, Công ty Tân Thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (viết tắt là Công ty HAGL (HM:HAG)) với tỷ lệ 55:45 để đầu tư xây dựng dự án khu cao ốc căn hộ - thương mại Ven Sông Tân Phong tại khu 4, với thỏa thuận chuyển nhượng đất khu 4 để hợp tác kinh doanh.

Sau này, Công ty HAGL chuyển nhượng 45% vốn góp trên cho Công ty CP phát triển nhà Hoàng Anh, sau đó công ty chuyển nhượng lại cho Công ty QCGL. Theo đó, vốn góp 45% tại hợp đồng hợp tác kinh doanh năm 2008 của đối tác với Công ty Tân Thuận là 189 tỉ đồng. Ngày 22.2.2016, ông Nguyễn Văn Minh tổ chức họp HĐTV thống nhất thông qua đề xuất chuyển nhượng và ký văn bản trình Văn phòng Thành ủy đề nghị chấp thuận chủ trương cho chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp tại dự án khu cao ốc căn hộ - thương mại Ven Sông, giá chuyển nhượng 20 triệu đồng/m2. Ngày 18.3.2016, ông Thông ký văn bản chấp thuận cho chuyển nhượng. Chưa dừng lại ở đó, tháng 9.2017, ông Tân (thay ông Thông do ông này nghỉ hưu) ký chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận hoán đổi 10% vốn góp còn lại thành sàn căn hộ với giá 47 tỉ đồng và lập thủ tục chuyển nhượng dự án cho Công ty QCGL làm chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, qua điều tra, Cơ quan ANĐT xác định, thời điểm chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá 23,5 triệu đồng/m2 nhưng Công ty Tân Thuận lại chuyển nhượng với giá 20 triệu đồng/m2. Căn cứ hợp đồng hợp tác kinh doanh 45% vốn góp năm 2008 là hơn 189 tỉ đồng, đồng thời Công ty Tân Thuận chuyển nhượng tiếp 45% trong 55% vốn góp với giá trị hơn 186 tỉ đồng để Công ty QCGL sở hữu 90% vốn góp cũng là 90% giá trị khu đất, như vậy đã gây thất thoát hơn 61 tỉ đồng. Đồng thời, giá thời điểm tháng 9.2017, Công ty Tân Thuận hoán đổi 10% vốn góp còn lại thì khu đất định giá 661 tỉ đồng, như vậy 10% trị giá là hơn 66 tỉ đồng, nhưng giá hoán đổi 10% vốn góp chỉ hơn 47 tỉ đồng, đã gây thất thoát hơn 18 tỉ đồng.

Cơ quan ANĐT nhận định, qua kết luận định giá tài sản với dự án KDC Phước Kiển gây thất thoát hơn 154 tỉ đồng; dự án KDC Ven Sông thất thoát hơn 79 tỉ đồng.

Đối với nhóm các bị can Tất Thành Cang, Phạm Văn Thông, Phan Thanh Tân, Huỳnh Phước Long đã có sai phạm trong việc ký các tờ trình, văn bản thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án KDC Phước Kiển; chuyển nhượng, hoán đổi vốn góp và chuyển nhượng một phần dự án KDC Ven Sông không đúng quy định gây thất thoát nguồn vốn của Đảng bộ TP. Hiện Cơ quan ANĐT đang điều tra mở rộng vụ án.

Hoàng Huy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.