Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nếu thuế xuất nhập khẩu thép điều chỉnh các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng gì? TT 23/7

Ngày đăng 09:34 23/07/2021
Cập nhật 09:37 23/07/2021
© Reuters.

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam kết thúc tuần với 3 thông tin đáng chú ý: Nếu thuế xuất nhập khẩu thép điều chỉnh các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng gì? Đề xuất công khai đối tượng được hạ lãi vay và 180 đơn vị cung ứng nông sản cho các tỉnh, thành phía Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết 3 tin tức trong phiên giao dịch hôm nay thứ Sáu ngày 23/7.

1. Nếu thuế xuất nhập khẩu thép điều chỉnh các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng gì?

Bộ Tài chính mới đây công bố dự thảo nghị định về tăng thuế xuất khẩu phôi thép và giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng nhằm kiểm soát lạm phát trong nước, khuyến khích doanh nghiệp hạ giá thép thành phẩm.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc điều chỉnh thuế như dự thảo sẽ làm gia tăng thách thức cho các nhà sản xuất thép trong nước, một số công ty có thể phá sản. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, xu hướng bảo hộ ngành thép gia tăng trên toàn thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký với các quốc gia và khu vực, bao gồm các cường quốc về thép như Trung Quốc và Nhật Bản, là một nguy cơ với ngành thép Việt Nam. Nếu nước ta tăng thuế xuất khẩu và hạ thuế nhập khẩu, thép từ bên ngoài sẽ tràn vào, đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp trong nước, VSA cho hay.

Theo số liệu của VSA, năm 2020, các thành viên hiệp hội sản xuất 19,9 triệu tấn thép, tăng gần 14% so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng tăng 28% so với cùng kỳ, đạt hơn 10 triệu tấn. Xuất khẩu phôi thép năm ngoái là khoảng 4 triệu tấn, nửa đầu năm nay đạt 1,7 triệu tấn, giảm 9% so với cùng kỳ. Với thép thành phẩm, sản xuất 6 tháng vừa qua đạt gần 16 triệu tấn, tiêu thụ hơn 14 triệu tấn. Trong đó, bán hàng trong nước là hơn 10 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu.

Hòa Phát, Formosa dẫn đầu về xuất khẩu phôi vuông

Các doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu thép lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Hòa Phát (HM:HPG) và Formosa Hà Tĩnh. Trong nửa đầu năm nay, hai ông lớn này cho ra lò lần lượt 4,05 triệu và 3,24 triệu tấn phôi thép. Formosa xuất khẩu hơn 511.000 tấn còn Hòa Phát là gần 592.000 tấn.

Trong 5 tháng đầu 2021, Hòa Phát xuất khẩu 560.000 tấn phôi thép, toàn bộ là phôi vuông. Formosa bán 128.300 tấn phôi vuông. Đây là loại sản phẩm mà Bộ Tài chính đang đề xuất nâng thuế xuất khẩu từ 0% lên 5%.

Do nguồn cung thép toàn cầu thiếu hụt, Hòa Phát đã duy trì sản lượng xuất khẩu phôi thép ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhằm tận dụng giá bán và biên lợi nhuận tốt của sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu phôi thép của Hòa Phát đã giảm mạnh trong tháng 5 và 6, chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ toàn công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 23,2% trong tháng 1/2021 và 26% của trung bình năm 2020. Định hướng của Hòa Phát trong dài hạn là giảm dần bán phôi thép và tập trung tiêu thụ thép xây dựng với biên lợi nhuận cao hơn tại thị trường nội địa. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long cũng đang chạy thử nhà máy cán thép số 3 tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất với công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại trong năm nay. Nhờ vậy, Hòa Phát có thể giảm áp lực phải bán phôi thép khi năng lực sản xuất thép thành phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, phôi dẹt được dùng để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC (HM:HRC)), là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tôn mạ và ống thép.

Nếu thuế xuất khẩu phôi thép tăng lên, Hòa Phát sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn nhưng tác động không quá lớn. Trong kịch bản xấu, Hòa Phát sẽ tiếp tục xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phôi thép/tháng trong nửa cuối năm 2021 và chịu hoàn toàn 5% chi phí thuế xuất khẩu, khi đó lợi nhuận trước thuế của tập đoàn sẽ giảm khoảng 435 tỷ đồng, tương đương 1,3% lợi nhuận dự phóng cả năm 2021. Việc tăng thuế xuất khẩu phôi vuông lên 5% có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu (Formosa, Hòa Phát, Posco Yamato Vina và TungHo) chuyển sang tiêu thụ ở trong nước, khiến giá phôi thép giảm trong thời gian tới.

Thép Pomina (HM:POM) và Thép Việt Ý (HM:VIS) có thể được hưởng lợi từ mức giá phôi nội địa thấp hơn, do hai công ty có thể lựa chọn nhập phôi từ bên ngoài hoặc tự sản xuất phôi trong bối cảnh giá thép phế liệu đầu vào đang ở mức cao.

Tuy nhiên, công ty xuất khẩu phôi vuông lớn nhất là Hòa Phát sẽ giảm sản lượng tiêu thụ phôi trong nửa cuối năm 2021 và 2022, do đó sản lượng phôi thép bán ở thị trường nội địa sẽ tăng không đáng kể trong thời gian này.

Giảm thuế nhập khẩu không tác động nhiều

Dự thảo điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính không đề cập đến các sản phẩm đầu ra cũng như nguyên liệu đầu vào (HRC) của các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép như Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HM:HSG) và Thép Nam Kim (Mã: NKG (HM:NKG)), vì vậy các công ty này sẽ không bị ảnh hưởng. Tác động của việc giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng lên các doanh nghiệp thép niêm yết được cho là không đáng kể.

Tình từ đầu năm 2020, giá thép xây dựng nội địa của Việt Nam thường xuyên thấp hơn so với Trung Quốc, hiện tại đang thấp hơn 8%. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép vào Việt Nam sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển cũng như thuế tự vệ 7,9% trong giai đoạn 22/3/2021- 21/3/2022 và 6,4% trong giai đoạn 22/3/2022- 31/3/2023.

Như vậy, nếu mức thuế nhập khẩu được giảm 5-10% thì giá thép xây dựng Việt Nam vẫn đang rẻ hơn khoảng 20% so với giá thép nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dài được đề xuất giảm thuế nhập khẩu lần này cũng không quá lớn. Do đó, tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đến các doanh nghiệp thép nội địa là không đáng kể. Nếu loại trừ tất cả thuế nhập khẩu, giá thép xây dựng trong nước vẫn thấp hơn giá nội địa của Trung Quốc khoảng 10%, từ đó thể hiện khả năng cạnh tranh của các công ty sản xuất thép của Việt Nam.

2. Đề xuất công khai đối tượng được hạ lãi vay

Theo đề xuất của Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt nên được kéo dài hỗ trợ đến tháng 6/2022, tức vượt khung hướng dẫn của Thông tư 03/2021 của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, cần giảm 2% lãi suất mọi khoản vay hiện tại của doanh nghiệp trong ít nhất 1 năm, trong đó đề xuất ngân sách bù 1% và ngân hàng thương mại chịu 1%. Đồng thời, việc tiếp cận vốn mới được ưu đãi giảm 1,5 - 2%/năm (áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7). Hiện đã có 16 tổ chức tín dụng cam kết giảm lãi vay, mức giảm so với lãi suất hiện hành có thể tối đa tới 4-5%, nhưng đa phần chỉ giảm khoảng 1%, và không cào bằng, tùy đối tượng.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết các ngân hàng không thể sử dụng tổng nguồn lực để giảm lãi vay trên tổng dư nợ hiện hữu lẫn tổng cho vay mới, cho mọi đối tượng. Bởi trên thực tế, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra. "Ngân hàng cần lấy nguồn này để bù đắp nguồn kia trong bối cảnh không được hỗ trợ nhiều để tăng thanh khoản, nới dư địa cho vay", ông này nói.

Một ước tính cho thấy đối với 33 doanh nghiệp niêm yết, loại trừ nhóm ngân hàng đang chiếm phần lớn trong rổ VN30 có lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhóm thép có mức tăng ấn tượng, điển hình HSG ước tăng lợi nhuận sau thuế 390% so với cùng kỳ, HPG ước tăng 50%; nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng ấn tượng như GMD (HM:GMD) tăng 62%; PLX (HM:PLX) tăng 65-70%; PNJ (HM:PNJ) tăng 438%; SCS (HM:SCS) tăng 30-40%; VHC (HM:VHC) tăng 47%… Trong khi Fiin Group dự báo 31/35 công ty chứng khoán chiếm 96,1% vốn hóa của ngành này dự kiến lợi nhuận sau thuế tăng 27%.

Vì vậy, cũng theo vị Tổng giám đốc ngân hàng nói trên, việc giảm lãi suất cho từng đối tượng, đến nơi khó, cần đến mới phù hợp. Tất nhiên sẽ tốt hơn nếu công khai cụ thể từng nhóm doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực đã được ngân hàng hỗ trợ theo quý. "Khi báo cáo Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã ước tính được số lượng doanh nghiệp cũng như số dư nợ được hỗ trợ, số lãi bỏ ra. Nhưng để chi tiết hóa triển khai vẫn cần thời gian", vị này nói thêm.

3. 180 đơn vị cung ứng nông sản cho các tỉnh, thành phía Nam

Ngày 22/7, Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Tổ công tác của Bộ Công Thương; các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP HCM (HM:HCM) danh sách hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Để cung cấp thông tin về nguồn cung nông sản, kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu giữa các tỉnh, thành phố và TP. HCM, Tổ công tác đã lập danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các mặt hàng nông sản.

Theo đó, Tổ công tác đã tổng hợp được 180 đơn vị cung ứng các mặt hàng nông sản. Cụ thể, rau củ có 41 đơn vị cung ứng; trái cây có 65 đơn vị; thủy hải sản, hàng chế biến, chăn nuôi, trứng, thịt, sữa có 59 đơn vị; gạo 11 đơn vị; các mặt hàng khác có 4 đơn vị. Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phối hợp kết nối chuỗi cung cầu nông sản nhằm đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.