Xu hướng tăng tiếp diễn đầu phiên sáng 23/4 nhưng không duy trì được lâu, VN-Index nhanh chóng bị bán trở lại, sự phân hóa xảy ra rõ rệt giữa các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành. VN-Index có phiên tăng hơn 15 điểm lên lại vùng 1.190 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 22/4) sau khi đón nhận thông tin go-live KRX, đồng thời chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm hơn 100 điểm tuần trước đó.
14h45: Sau 14h, chỉ số từng có thời điểm giảm hơn 20 điểm về 1.169,61 điểm. Tuy nhiên, vào khung giờ ATC, nhóm VN30 được kéo trở lại khiến đà giảm điểm được thu hẹp. Kết phiên, VN-Index giảm 12,82 điểm (-1,08%), chỉ số nằm trên đường MA200, nhóm VN30 giảm 0,52%.
Thanh khoản thị trường đạt 17.489 tỷ đồng, tương ứng 778,3 triệu cổ phiếu, thấp hơn 22% so với thanh khoản trung bình 20 phiên.
Sắc đỏ bao trùm nhóm cổ phiếu midcap và penny, nhiều cổ phiếu có thanh khoản cao giảm sàn như NKG (HM:NKG), PSH, AGR (HM:AGR),...Toàn thị trường chỉ có 3/25 nhóm ngành tăng điểm gồm bán lẻ, nông lâm ngư nghiệp và công nghê thông tin. Tuy nhiên, sắc xanh có được cũng đến được do diễn biến ngược dòng của một số cổ phiếu trụ như MWG (HM:MWG), FPT (HM:FPT),...
Điểm qua 1 số nhóm ngành lớn giảm mạnh như:
Nhóm vật liệu xây dựng giảm 1,72%, trong đó, NKG giảm sàn (-6,78%), HSG (HM:HSG) (-3,47%), VGS (-6,85%)
Nhóm bất động sản giảm 2,51%, trong đó, PSR (-5,07%), DIG (HM:DIG) (-4,63%), DXG (HM:DXG) (-3,13%),...
Nhóm ngân hàng giảm giảm 0,67%, trong đó MBB (HM:MBB) (-2,65%), SHB (HM:SHB) (-2,67%), CTG (HM:CTG) (-2,48%),...
Cuối phiên, khối ngoại thu hẹp đà bán ròng về 292 tỷ đồng do gia tăng mua ròng các cổ phiếu HPG (HM:HPG), MWG, SSI (HM:SSI),...
14h10: VN-Index giảm gần 14 điểm về 1.177,03 điểm, thị trường trả lại gần hết nhịp tăng điểm phiên ngày 23/4, chỉ số quay lại áp sát đường MA200.Nhóm ngành chứng khoán tăng điểm tốt phiên trước (đa số tăng 5-7%) nay trả điểm 2-3%. Tuy nhiên nhiều nhóm ngành khác thì không giữ được dòng tiền như vậy, như ngân hàng (giảm 1,14%), bất động sản (giảm 1,8%), kim loại công nghiệp giảm (1,14%) dù trước đó hồi lại không quá mạnh.
Nhóm VN30 giảm 0,73%, trong khi đó VN-Index giảm 1,18% cho thấy áp lực bán mạnh đang diễn ra ở nhóm cổ phiếu midcap và penny. Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên bán với 382 mã giảm điểm, 108 mã tăng điểm và 42 mã tham chiếu.
Nhóm nhà đầu tư ngoại gia tăng bán ròng lên hơn 400 tỷ đồng, riêng cổ phiếu VHM (HM:VHM) bị bán ròng 120 tỷ đồng.
11h30: VN-Index kết phiên sáng tại 1.184,27 điểm, giảm 5,95 điểm (-0,5%). Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên bán với 298 mã giảm, 121 mã tăng và 84 mã tham chiếu và chỉ còn 5/25 nhóm ngành giữ được sắc xanh.Áp lực bán mạnh xảy ra ở nhóm bất động sản, toàn ngành giảm 1,37%, trong đó, cổ phiếu đầu ngành là VHM giảm 2,17% gây áp lực lớn nhất, riêng cổ phiếu này đóng góp 1 điểm giảm cho thị trường chung.
Hôm nay là phiên thứ 3 VN-Index phản ứng tại ngưỡng hộ trợ MA200 (trung bình giá 200 ngày), với thanh khoản thấp chỉ đạt 6.949 tỷ đồng.
Nhiều công ty chứng khoán nhận định tâm lý nhà đầu tư còn lưỡng lự, thị trường cần thêm tín hiệu để xác nhận xu hướng mới.
10h30: Áp lực bán quay trở lại, VN-Index giảm 4 điểm về vùng 1.186 điểm. Thanh khoản đạt 4.490 tỷ đồng, tương ứng 170 triệu cổ phiếu khớp lệnh, bằng thanh khoản cùng thời điểm phiên 22/4, tuy nhiên ở mức thấp so với thanh khoản cùng thời điểm trung bình 20 phiên.
Thị trường chỉ có 6/25 nhóm ngành tăng giữ sắc xanh, trong đó, đà tăng tốt nhất đến từ nhóm bán lẻ (+1,08%).Thị trường xảy ra sự phân hóa mạnh giữa các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành, ví dụ nhóm ngân hàng giảm 0,19%, nhưng trong đó, TCB (HM:TCB) ngược dòng tăng 3,65%, STB (HM:STB) (+0,9%); nhóm bán lẻ ngoài 2 cổ phiếu đầu ngành MWG (+1,95%), MSN (HM:MSN) (+0,3%), còn lại đều giảm điểm.
Khối bán ròng 300 tỷ đồng, các cổ phiếu bị bán mạnh nhất gồm DIG (37,7 tỷ đồng), VHM (22,1 tỷ đồng), VIX (HM:VIX) (21 tỷ đồng),...
Bước sang phiên giao dịch ngày 23/4, sự hưng phấn đã hạ nhiệt.
9h30: VN-Index tăng 0,36 điểm sau ATO lên 1.190,56 điểm. Đến 9h30, VN-Index tăng lên trên 1.191 điểm. Tuy nhiên, tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng” xuất hiện khi độ rộng thị trường lệch về bên bán với 157 mã giảm điểm, 136 mã tăng điểm và 86 mã tham chiếu.
Nhóm chứng khoán sau phiên “trần tím” ngày 22/4 tiếp tục tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay.
Thị trường chưa xuất hiện nhóm ngành nổi trội hút dòng tiền.
>> Nhận định chứng khoán 23/4: Tiếp diễn đà hồi phục