Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mốc 96 tỷ USD. Thị trường 26/8

Ngày đăng 09:39 26/08/2021
Cập nhật 09:41 26/08/2021
© Reuters

Theo Dong Hai

Investing.com – Phiên giao dịch hôm nay sẽ có những thông tin gì mới? Kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mốc 96 tỷ USD, Mexico nhận đơn yêu cầu điều tra CBPG thép mạ Việt Nam và ba mục tiêu hợp tác kinh tế Việt Nam - Mỹ sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức cần chú ý trên thị trường Việt Nam hôm nay thứ Năm ngày 26/8.

1. Kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mốc 96 tỷ USD

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu 7 tháng đạt quy mô và tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất vào quy mô và tốc độ tăng này là nhiều thị trường, trong đó có Mỹ. Kỳ vọng cả năm thị trường này sẽ vượt qua mốc 96 tỷ USD. Từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (năm 1995) và ký Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000) xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng mạnh đáng kể. Mỹ vượt lên đứng trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2002, đạt kỷ lục vào năm 2020 với 77,08 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 54 tỷ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao hơn tỷ trọng tương ứng của cùng kỳ (26,4%), vượt xa so với thị trường đứng thứ hai (là Trung Quốc chiếm 15,4%).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Mỹ tăng 38,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (26,2%), hay tăng 14,95 tỷ USD - chiếm 38,6% tổng mức tăng xuất khẩu của cả nước, một tỷ trọng rất cao, góp phần quan trọng vào quy mô, tốc độ và mức độ tăng xuất khẩu của cả nước.

Mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có nhiều, trong đó có 22 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 9 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (cao nhất là Dệt may gần 9,2 tỷ; tiếp đến là Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 8,95 tỷ; Máy tính, sản phẩm điện tử 6,77 tỷ; Gỗ và sản phẩm gỗ 5,89 tỷ; Điện thoại và linh kiện gần 5,2 tỷ; Thủy sản 1,14 tỷ…). Một số mặt hàng còn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tổng số. Và Việt Nam cũng tiếp tục ở vị thế xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Mỹ, với quy mô lớn hơn cùng kỳ (44,94 tỷ USD so với 30,90 tỷ USD, tăng 45,4% hay tăng 14,04 tỷ USD). Dự báo cả năm 2021 có 2 kịch bản:

  • Kịch bản 1 tích cực hơn là 5 tháng cuối năm xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ (dự báo tăng 19%), thì xuất khẩu cả năm 2021 sẽ đạt 100 tỷ USD. Nhập khẩu 5 tháng cuối năm (dự báo tăng 19%) thì cả năm sẽ là 15,7 tỷ USD. Theo đó, xuất siêu lên đến gần 85,5 tỷ USD - một mức rất cao.
  • Kịch bản 2 ít tích cực hơn là 5 tháng cuối năm xuất khẩu tăng thấp hơn (dự báo tăng 10%), thì xuất khẩu cả năm đạt 96,6 tỷ USD; nhập khẩu tăng cao hơn (dự báo tăng 19%), thì xuất siêu gần 81 tỷ USD - cũng là mức rất cao - góp phần giảm nhập siêu của Việt Nam từ các thị trường khác trong 7 tháng qua và dự báo cả năm nhất là từ Trung Quốc (7 tháng là 34,32 tỷ USD, dự báo cả năm là 58,8 tỷ), Hàn Quốc (7 tháng là 17,92 tỷ, dự báo cả năm là 30,7 tỷ), Đài Loan (7 tháng là 9,34 tỷ, dự báo cả năm 16 tỷ), Thái Lan (7 tháng 4,2 tỷ, dự báo cả năm 5 tỷ)…
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Cũng lưu ý rằng dù xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh và hiện đạt quy mô khá lớn, nhưng năm 2019 mới chỉ bằng dưới 1,9% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ; năm 2021 dù có tăng lên nữa thì vẫn chỉ bằng trên dưới 3%. Điều đó chứng tỏ dư địa xuất khẩu với thị trường Mỹ vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra, một số mặt hàng cụ thể có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Mỹ vẫn cần phải rà soát để tránh “bỏ trứng vào 1 giỏ”, tránh rủi ro khi nước này dùng hàng rào chặn lại bằng đánh thuế cao, kiện bán phá giá… Điểm quan trọng nữa là mác “thao túng tiền tệ” cho Việt Nam của Mỹ đã được gỡ xuống, nguyên nhân chủ yếu do xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ lớn và tăng nhanh, và do giá nhân công rẻ, chênh lệch tỷ giá sức mua tương ứng với tỷ giá hối đoái hiện vẫn còn rất lớn (lên tới 3 lần).

Thực tế tỷ giá VND/USD từ mấy năm ổn định ở mức thấp (giá USD bình quân năm 2019 tăng 0,99%, năm 2020 giảm 0,02%, 7 tháng năm 2021 giảm 0,81%), trong khi tỷ giá thương mại mang dấu âm (năm 2020 giảm 0,74%, 6 tháng 2021 giảm 0,99%) - tức là tỷ giá có lợi cho nhập khẩu hơn là xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam có đông Việt Kiều tại Mỹ (khoảng hơn 1,5 triệu), đây là cầu nối tốt cho việc đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Cuối cùng, việc tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm bớt xuất siêu sang Mỹ cần được quan tâm. Thực tế 7 tháng qua, Việt Nam đã tăng nhập khẩu từ Mỹ một số mặt hàng như: Sữa, rau quả, chế phẩm từ thực phẩm, hóa chất, dược phẩm, chất dẻo, gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu về máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và một số mặt hàng mà Mỹ có thế mạnh… vẫn còn ít.

2. Mexico nhận đơn yêu cầu điều tra CBPG thép mạ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 24/8, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Bộ Kinh tế Mexico đã nhận đơn của ngành sản xuất trong nước yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Việt Nam và chuẩn bị đăng công báo điều tra. Sản phẩm bị cáo buộc là thép mạ (trong thông báo, Mexico chưa cung cấp thông tin chi tiết về mã HS của sản phẩm).

Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2020, Mexico nhập khẩu khoảng 220 triệu USD sắt thép các loại từ Việt Nam, tăng khoảng 70% so với năm 2019. Trong đó, các sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng có mã HS 7210 chiếm gần 80%.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Do Việt Nam và Mexico cùng là thành viên của Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nên các sản phẩm có mã HS 7210 của Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang Mexico. Đây là vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đầu tiên của Mexico đối với Việt Nam. Theo quy định, Cơ quan điều tra Mexico sẽ xem xét việc tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện đầy đủ. Trong trường hợp vụ việc được khởi xướng, cơ quan điều tra Mexico sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp có liên quan và các doanh nghiệp có khoảng thời gian 28 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra để hoàn thành bản trả lời câu hỏi. Việc trả lời bản câu hỏi là bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn bị áp mức thuế bất hợp tác.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý là các tài liệu do Cơ quan điều tra của Mexico gửi bằng tiếng Tây Ban Nha và các tài liệu do các bên nộp cho Cơ quan điều tra của Mexico cũng phải bằng tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu thép mạ sang Mexico; nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra CBPG của Mexico cũng như thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

3. Ba mục tiêu hợp tác kinh tế Việt Nam - Mỹ sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris

Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ nội dung trao đổi của bà Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về mối quan hệ với Việt Nam trên mọi mặt từ an ninh - y tế tới biến đổi khí hậu, xã hội... Đặc biệt là ba chiến lược hợp tác kinh tế Việt - Mỹ trong thời gian tới.

  • Đầu tiên là thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án "Cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân (IPSC) trị giá 36 triệu USD nhằm phát triển doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ và giúp gia tăng việc làm ở các khu vực nông thôn thông qua áp dụng công nghệ mới của Mỹ.
  • Thứ hai là hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Đội ngũ lao động cho Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới (WISE), một dự án của Cơ quan Phát triển Mỹ (USAID), trị giá 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp sang lực lượng lao động được trang bị tốt hơn để tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.
  • Cuối cùng là vấn đề giảm thuế đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ. Từ đó, nông dân Mỹ và các nhà sản xuất thịt lợn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường Việt Nam, thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 7 của Mỹ, nhờ Việt Nam tích cực xem xét đề xuất về việc loại bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu theo cơ chế ưu đãi MFN (thuế đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại) đối với ngô, lúa mì và các sản phẩm từ thịt lợn. Chính quyền ông Joe Biden khẳng định, việc cắt giảm thuế quan này cho phép nông dân Mỹ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh đồng thời giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Đối với các vấn đề liên quan tới y tế, Mỹ đặc biệt nhấn mạnh về tài trợ vắc xin COVID-19 mới cho Việt Nam, hỗ trợ việc phân phối vắc xin và mở văn phòng Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) đặt tại Hà Nội để tăng cường hợp tác an ninh y tế. Theo đó, Phó Tổng thống Mỹ cũng đã thông báo rằng Mỹ tài trợ thêm một triệu liều vắc xin Pfizer cho Việt Nam, nâng tổng số vắc xin đã tài trợ cho Việt Nam lên 6 triệu liều. Về hỗ trợ kỹ thuật và chương trình về COVID-19, Mỹ cũng viện trợ thêm 23 triệu USD (khoảng 529 tỷ đồng), nâng tổng số tiền mà Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam kể từ khi bắt đầu đại dịch lên 44 triệu USD (khoảng hơn 1.012 tỷ đồng). Đồng thời, viện trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 1 triệu USD để giảm tác động và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong các cộng đồng dễ bị tổn thương. Về hỗ trợ phân phối vắc xin, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết cung cấp 77 tủ lạnh âm sâu để hỗ trợ phân phối vắc xin ở tất cả 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Các tủ đông này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu bảo quản vắc xin khắc nghiệt nhất, nâng cao đáng kể mạng lưới phân phối vắc xin quốc gia của Việt Nam.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.