Nằm ngoài sự vận động của thị trường, nhiều cổ phiếu trên sàn HoSE vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy khiến nhà đầu tư nắm giữ cảm thấy “ức chế”. Thị trường chứng khoán Việt Nam khép tháng 4 giao dịch đầy sóng gió khi có nhiều luồng thông tin quốc tế và trong nước tác động đáng kể tới tâm lý nhà đầu tư như căng thẳng địa chính trị, tình hình kinh tế Mỹ, biến động tỷ giá hay "trễ hẹn" vận hành của hệ thống KRX.
Theo đó, VN-Index “bốc hơi” hơn 74 điểm về mức 1.210, tương đương với giảm 5,8% - chấm dứt chuỗi tăng giá của 5 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, nằm ngoài sự vận động của thị trường, nhiều cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy khiến nhà đầu tư nắm giữ cảm thấy “ức chế”.
SAB - Cổ phiếu VN30 chạm đáy lịch sử
Cổ phiếu SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HoSE) được biến đến là “ông lớn” ngành bia trên thị trường Việt Nam. Được biết, nghị định 100 được thông qua đã trở thành rào cản lớn của SAB cho sự phục hồi của ngành bia.
Tiếp nhận 59,23% vốn Sabeco (HM:SAB) từ Bộ Công Thương hồi cuối năm 2017, cổ phiếu SAB từng đạt vùng đỉnh lịch sử ở mức giá 32x.000 đồng/cp. Đi cùng với những khó khăn về tình hình kinh doanh, giá cổ phiếu giảm mạnh về mức 52.x (tương ứng giảm khoảng 60%), chạm đáy vùng đáy lịch sử sau hơn 7 năm lên sàn.
Cùng với nhịp phục hồi của thị trường trong những ngày cuối của tháng 4, cổ phiếu SAB tăng nhẹ gần 3% và đang giao dịch ở mức giá 54.400 đồng/cp.
Cổ phiếu SAB chạm đáy lịch sử sau 7 năm lên sàn |
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu APH của Tập đoàn An Phát Holdings đang bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán là số âm. Trước thông tin đó, giá cổ phiếu cũng giảm mạnh gần 18,3% từ mức giá 8.810 đồng/cp xuống mức 7.200 đồng/cp.
Nhìn rộng hơn, sau nhịp tăng dài cùng thị trường chứng khoán trong năm 2021 và thiết lập đỉnh lịch sử giá 59.000 đồng/cp thì cổ phiếu APH lao dốc hơn 86% về mức giá 7.x. Đây cũng là vùng đáy lịch sử mà cổ phiếu vận động đi ngang trong suốt 5 tháng qua.
CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HoSE: TTA)
Nằm ngoài sự vận động của thị trường, cổ phiếu TTA đã đi ngang quanh vùng giá 7,5x-8,5x trong suốt 1 năm qua. Đây cũng là vùng đáy lịch sử của cổ phiếu kể từ thời điểm lên sàn HoSE.
Trước đó, vào ngày 18/9/2020, 135 triệu cổ phiếu TTA lên sàn với 21.600 đồng/cp. Sau đó 3 phiên, cổ phiếu TTA đã “bốc hơi” 40% giá trị trong 2 tuần giao dịch, thậm chí có đến 4 phiên giảm sàn.
Diễn biến giao dịch của cổ phiếu TTA |
Sau khi tích lũy quanh vùng giá 2.5x từ tháng 10/2023, cổ phiếu SVD bất ngờ tăng mạnh với 5 phiên kịch trần đi kèm với thanh khoản đột biến. Tuy nhiên, ngay sau đó, SVD bị đưa vào diện kiểm soát của HoSE, giá cổ phiếu theo thông tin đó cũng lao dốc về vùng giá 2.5x.
Hiện tại, giá cổ phiếu đang vận động quanh đáy lịch sử - vùng giá 2.4x. Kết phiên 26/4, SVD ở mức giá 2.700 đồng/cp.
CTCP Đầu tư Tài sản Koji (HoSE: KPF)
Sau 11 phiên tăng trần trong tháng 8/2022, cổ phiếu KPF giảm mạnh hơn 87% từ mức giá 23.750 đồng/cp xuống 3.030 đồng/cp - tiệm cận vùng đáy lịch sử cách đây 8 năm.
>> Điểm tên các cổ phiếu đang tiệm cận vùng đỉnh lịch sử