Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Giá và nhu cầu quặng sắt giảm tại Trung Quốc. Thị trường Việt Nam 14/4

Ngày đăng 09:51 14/04/2022
Cập nhật 09:53 14/04/2022
© Reuters.

© Reuters.

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay có những tin tức gì? Giá và nhu cầu quặng sắt giảm tại Trung Quốc. Ba nguyên nhân khiến đồng Yên suy yếu. Dưới đây là nội dung chính 2 thông tin đáng chú ý trong phiên thứ Năm ngày 14/4.

1. Giá và nhu cầu quặng sắt giảm tại Trung Quốc

Giá quặng giảm vì lo ngại dịch Covid-19 cản trở đà phát triển kinh tế và nhu cầu kim loại tại quốc gia đông dân nhất thế giới, theo Trading Economics. Trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã phong tỏa từ cuối tháng 3 và ghi nhận 180.000 ca nhiễm từ 1/3 đến 9/4.

Giá quặng sắt 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 13/4 ở mức 146 USD/tấn, giảm 1,4% so với ngày trước đó. Loại quặng 62% Fe giảm 0,6% còn 154 USD/tấn.

Atilla Widnell, Giám đốc Điều hành của Navigate Commodities tại Singapore nhận định các đợt bùng phát trở lại của Covid-19, tình trạng phong tỏa và cách xử lý của chính phủ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá của quặng sắt trong tương lai gần. Các nhà phân tích của GF Futures cho rằng dịch bệnh tại Trung Quốc có thể tạo áp lực lên tiêu thụ quặng sắt tháng 4 và tháng 5.

Về thị trường trong nước, giá loại CB240 của Hòa Phát (HM:HPG), doanh nghiệp chiếm 32,6% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong năm 2021 - tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đang ở sát mức 19 triệu đồng/tấn. Loại CB300 D10 ở miền Bắc là 19,04 triệu đồng/tấn, còn ở miền Nam và miền Trung là 19,09 triệu đồng/tấn. Các mức giá trên không đổi từ ngày 16/3.

Giá thép loại CB240 của thương hiệu Thép Việt Ý là 18,89 triệu đồng/tấn, còn lại CB300 D10 là 18,99 triệu đồng/tấn. Hai loại thép trên với thương hiệu Việt Đức lần lượt là 18,88 triệu đồng/tấn và 19,18 triệu đồng/tấn.

2. Ba nguyên nhân khiến đồng Yên suy yếu

Theo báo HK01 của Hong Kong (Trung Quốc), khi trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Sakakibara Eisuke cho rằng nếu tỷ giá đồng USD vượt ngưỡng 130 yen đổi 1 USD thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ cảm thấy “hoang mang”.

Ngày 28/3, đồng yen giao dịch ở mức 125,1 yen đổi 1 USD, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 8/2015 trở lại đây. Hiện nay, đồng yen dao động ở mức 123 yen đổi 1 USD. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng yen sẽ tiếp tục mất giá, có thể đạt thậm chí vượt ngưỡng 130 yen đổi 1 USD.

Trên thực tế, kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng cao kỳ vọng tăng lãi suất đến nay, đồng yen đã bước vào lộ trình mất giá. Sau ít tháng liên tục mất giá với biên độ nhỏ, đồng yen bước vào con đường mất giá nhanh, chỉ trong tháng Ba giảm giá 5% so với USD.

Từ trước đến nay, đồng yen luôn được thị trường quốc tế coi là đồng tiền trú ẩn rủi ro, nhưng sau khi xảy ra sự kiện xung đột Nga-Ukraine vào tháng Ba, đồng yen liên tục suy giảm, lý giải vấn đề này như thế nào? Trên thực tế, nếu đầu tư ở nước ngoài của Nhật Bản bắt đầu thua lỗ, chuỗi tuần hoàn này của Nhật Bản sẽ sụp đổ và đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng khiến yen bắt đầu mất giá mạnh trong thời gian gần đây.

  • Thứ nhất, tỷ giá hối đoái yen vững chắc được thiết lập dưới tiền đề kinh tế toàn cầu hóa tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, hiện nay tình hình địa chính trị toàn cầu đang chuyển biến xấu nhanh chóng, cộng thêm kinh tế thế giới chịu cú sốc của dịch COVID-19, chuỗi cung ứng hỗn loạn, giá năng lượng tăng mạnh…, dưới tác động tích hợp của nhiều nhân tố, xu hướng đảo ngược toàn cầu hóa ngày càng rõ nét. Điều này đương nhiên sẽ tác động đến nền kinh tế Nhật Bản vốn phụ thuộc sâu vào toàn cầu hóa kinh tế, do đó yen mất giá.
  • Thứ hai, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cho dù cân nhắc từ góc độ đạo đức hay chính trị, Nhật Bản đều phải chọn bên, tuân theo các biện pháp trừng phạt Nga. Bằng cách đặt cược một chiều như vậy, nhà đầu tư cũng cảm thấy lo lắng đối với rủi ro của Nhật Bản. 
  • Thứ ba, một ngòi nổ trực tiếp là mâu thuẫn chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Hai năm qua, Mỹ in tiền không kiểm soát dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2022 của Mỹ tăng 7,9% so với cùng kỳ, ghi nhận mức tăng theo năm cao nhất kể từ tháng 01/1982. Điều này buộc Fed phải tăng lãi suất mạnh mẽ. Fed dự báo, lãi suất quỹ liên bang (lãi suất quỹ Fed) trung bình năm 2022 là 1,9%, nghĩa là tổng cộng sẽ tăng lãi suất 7 lần trong năm.

Nhật Bản lại là nền kinh tế hướng ngoại, BoJ duy trì lãi suất âm dài hạn để kích thích nền kinh tế yếu kém. Nếu BoJ rút lại chu kỳ nới lỏng sẽ trực tiếp gây tổn hại đà phục hồi của nền kinh tế vốn phụ thuộc nghiêm trọng vào xuất khẩu. Thêm vào đó, Nhật Bản là một quốc gia không cho phép bình thường hóa lãi suất do đã tích lũy quá nhiều nợ, ngay cả khi lãi suất tăng với biên độ nhỏ cũng có thể dẫn đến khủng hoảng nợ. 

Do đó, khi Fed muốn tăng lãi suất khẩn cấp và Thống đốc Haruhiko Kuroda nhấn mạnh “Nhật Bản tuyệt đối không tăng lãi suất”, điều này đã trở thành sức ép đè nặng lên yen.

Ngoài ra, khi giá dầu quốc tế thấp, thặng dư thương mại của Nhật Bản có thể tăng mạnh từ việc hưởng lợi của đồng yen mất giá. Tuy nhiên, hiện nay giá dầu quốc tế đã ở trên ngưỡng 100 USD/thùng, nên đồng yen tiếp tục mất giá sẽ nâng cao chi phí nhập khẩu năng lượng. Dưới tác động của việc giá nhập khẩu năng lượng tăng, thâm hụt thương mại tháng Hai của Nhật Bản vượt dự báo.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.