Cổ phiếu VN30 'đói tiền' khối ngoại suốt 17 tháng: Vì sao?

Ngày đăng 22:38 23/05/2024
Cổ phiếu VN30 'đói tiền' khối ngoại suốt 17 tháng: Vì sao?
VNI30
-
VCG
-
DGC
-
HPG
-
HSG
-
KDH
-
MWG
-
NLG
-
PDR
-
SSI
-
FTS
-
FRT
-

Khối ngoại đã bán ròng hàng chục nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán trong 1 năm gần nhất. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt cổ phiếu tiềm năng được mua mạnh. Đâu là lăng kính đầu tư của dòng tiền "cá mập" này? Sau cú rơi về 874 điểm hồi giữa tháng 11/2022, đến nay, thị trường chứng khoán đã ghi nhận đà hồi phục hàng chục %; VN-Index tăng khoảng 400 điểm, hiện giao dịch trong vùng kháng cự 1.270-1.290.

Trong khoảng thời gian này, khối ngoại bắt đầu các động thái bán ra, thực chất là chốt lời sau khi đã gom ròng hàng chục nghìn tỷ trong giai đoạn từ năm 2022 đến cuối quý I/2023.

Tính đến trước tháng 5/2024, trạng thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã kéo dài 11/12 tháng trên sàn HoSE; tổng giá trị bán ròng lên tới 49.600 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).

Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm, nhóm này đã rút ròng hơn 19.800 tỷ đồng khỏi sàn HoSE. Động thái bán ra thậm chí chưa dừng lại khi khối ngoại tiếp tục bán ròng 8.000 tỷ từ đầu tháng 5 đến hết phiên 22/5.

Diễn biến khối ngoại trên sàn HoSE 1 tháng gần nhất
Một năm gần nhất, trái với diễn biến chung, nhiều cổ phiếu như HPG, HSG (thép); DGC (HM:DGC) (hóa chất); PDR (HM:PDR), KDH (HM:KDH), NLG (HM:NLG), KBC (HM:KBC), VCG (HM:VCG) (bất động sản-xây dựng), FRT (HM:FRT) (bán lẻ); FTS (HM:FTS), VIX (HM:VIX), BSI, SSI (HM:SSI) (chứng khoán) vẫn ghi nhận giá trị mua ròng từ vài trăm đến cả nghìn tỷ đồng.

Nếu xét trong khung thời gian từ đầu năm 2023 đến hết phiên 21/5/2024, PDR, HSG, HPG là các cổ phiếu được rót ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt 1.040 tỷ, 1.214 tỷ, 1.284 tỷ và 4.329 tỷ. Nhóm NLG, FTS, FRT, MSB, KDH, VCG, SSI, DGC cũng được gom từ 500 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng.

Thấy gì ở danh sách mua ròng?

Không phải các "đại gia" đầu ngành bất động sản như VIC (HM:VIC), VHM (HM:VHM), VRE (HM:VRE) hay NVL (HM:NVL), cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản-xây dựng có quy mô vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ đồng như NLG, KDH, VCG, PDR mới là tâm điểm mua ròng của khối ngoại.

>> Một cổ phiếu bị NĐT ngoại ròng rã bán trong 7 tháng gần 11.000 tỷ đồng ở vùng đáy, dù nhiều CTCK nhận định tiềm năng tăng giá 50-70%

Không phải bất kỳ cổ phiếu ngân hàng VN30 nào, MSB là mã duy nhất lọt Top.

Không phải cổ phiếu MWG, cổ phiếu FRT của FPT (HM:FPT) Retail mới là mã được mua mạnh nhất nhóm bán lẻ.

Trong khi đó, cổ phiếu đầu ngành chứng khoán, thép như SSI, HPG, HSG lại là tâm điểm gom mua. Thậm chí, khối lượng mua ròng cổ phiếu Hòa Phát (HM:HPG) lên tới 4.329 tỷ đồng - vượt trội so với phần còn lại.

Vì sao?

Điểm chung của tất cả các cổ phiếu trong danh mục mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài 17 tháng qua là đều ghi nhận đợt chiết khấu về vùng giá hấp dẫn song song với động thái điều chỉnh của thị trường chứng khoán năm 2022.

Với nhóm bất động sản, bên cạnh triển vọng kinh doanh, điều khiến PDR, NLG, KDH trở nên hấp dẫn hơn là bởi các câu chuyện riêng liên quan đến sức khỏe tài chính tương đối lành mạnh, các yếu tố pháp lý dự án cũng như việc bán hàng tương đối khả quan.

Với nhóm ngân hàng, thực tế nhiều cổ phiếu trụ bank cũng ghi nhận tiền vào trong năm 2023. Tuy nhiên, đợt tăng giá hàng chục % từ đầu tháng 11/2023 tới nay đã kích hoạt các động thái chốt lời ngắn hạn của khối ngoại. Giá trị bán ròng từ đầu tháng 1/2024 tới nay chủ yếu ghi nhận dưới 700 tỷ đồng ở một số cổ phiếu như VPB (HM:VPB), SHB (HM:SHB), CTG (HM:CTG), BID (HM:BID), VIB (HM:VIB) TCB (HM:TCB)...

Trong khi đó, trường hợp của cổ phiếu bán lẻ FRT đến từ kỳ vọng tăng trưởng chuỗi nhà thuốc Long Châu - có thể giúp FPT Retail gia tăng lợi nhuận trong giai đoạn 2024 về sau. Dù vậy, đây không phải cổ phiếu được khối ngoại giao dịch mạnh nhất trong gần một năm qua.

Thực tế, cổ phiếu MWG của Thế giới Di động (HM:MWG) mới là tâm điểm khi được mua ròng gần 3.300 tỷ đồng từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, đây chỉ là động thái gom trở lại sau khi khối ngoại đã xả gần 70 triệu cổ phiếu trong quý IV/2023.

Diễn biến cổ phiếu FRT và MWG 4 năm gần nhất
Với trường hợp của bộ đôi ngành thép HPG - HSG, dòng tiền khối ngoại quay trở lại trong bối cảnh nhóm thép dần bước vào quỹ đạo phục hồi mạnh mẽ sau cú sốc kinh doanh nửa sau năm 2022.

Tập đoàn Hòa Phát có 4 quý tăng trưởng liên tiếp trong năm 2023 trước khi báo lãi đi ngang mức 2.900 tỷ đồng trong quý I/2024. Mặt khác, câu chuyện của doanh nghiệp đầu ngành thép còn đến từ "con át chủ bài" - dự án nhà máy thép Dung Quất 2 có tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng.

Tương tự Hòa Phát, kỳ vọng thị trường bất động sản hồi phục khi các bộ luật mới được áp dụng sớm và giá HRC (HM:HRC) phục hồi sẽ là động lực tăng trưởng của Hoa Sen trong năm 2024. Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC) dự báo, mức lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của Tập đoàn Hoa Sen (HM:HSG) trong niên độ tài chính 2024 có thể đạt 923 tỷ đồng - tăng 40 lần so với mức nền thấp của niên độ trước đó.

Xét ở góc nhìn chuyển động giá, động thái xả bán của khối ngoại không đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang lao dốc. Các mã như HDB (HM:HDB), TCB, LPB (HM:LPB)... vẫn đang tăng mạnh và thiết lập các mức đỉnh trong một tháng trở lại đây.

Tương tự, cổ phiếu MWG cũng có nhịp phục hồi 75% trong 7 tháng qua dù trong thời gian này, khối ngoại đã lần lượt bán ra 70 triệu cổ phiếu trước khi mua lại toàn bộ.

Trong khi đó, những cổ phiếu tiếp tục được chọn mặt gửi vàng đều ít nhiều có câu chuyện riêng, được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trung/dài hạn.

>> Chi đậm cho 'quả đấm thép' Dung Quất 2, Hòa Phát (HPG) nhanh chóng thu về hàng chục nghìn tỷ khác

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.