Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Các doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng Việt đang ‘bùng nổ’ trở lại. Thị trường 27/5

Ngày đăng 10:10 27/05/2021
© Reuters.
HCM
-
HPG
-
KDC
-
MSN
-
TLG
-
VCB
-

Theo Dong Hai

Investing.com -- Các doanh nghiệp bán lẻ Việt từ Masan (HM:MSN), Saigon Co.op tới Nova Group, Thaco,… đang cho thấy sự ‘bùng nổ’ trở lại. HPG có kế hoạch đầu tư nhà máy phát điện nhiệt dư ở Quảng Ngãi. S&P Global Ratings (S&P) nâng đánh giá triển vọng tín nhiệm đối với Vietcombank (HM:VCB). Là 3 thông tin mới nhất trong phiên giao dịch hôm nay thứ Năm ngày 27/5, cùng theo dõi nội dung chi tiết.

1. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt từ Masan, Saigon Co.op tới Nova Group, Thaco,… đang cho thấy sự ‘bùng nổ’ trở lại

Một cái tên tiêu biểu cho các thương hiệu bán lẻ Việt không thể không nhắc đến những cái tên Bách Hoá Xanh, Saigon Co.op và VinMart (VinCommerce). Thị phần Bách Hoá Xanh hiện mới chiếm 10% và rõ ràng tiềm năng vẫn còn rất lớn, có thể tăng lên tới 50% - 70%. Những số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường và công ty chứng khoán đều chỉ ra rằng: bán lẻ tiêu dùng đang bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam.

Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc dự kiến kênh thương mại hiện đại của Việt Nam sẽ chiếm 50% toàn ngành bán lẻ, thay vì con số 8% như hiện tại. Điều này giúp Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ hiện đại phát triển nhanh nhất châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới. Do đó không lạ khi thời gian gần đây, thông tin về sự trở lại của các doanh nghiệp Việt trên sân chơi bán lẻ như Kido, Thaco, Masan, Thế Giới Di Động,… , lại được truyền thông đưa tin nhiều đến thế. Hàng trăm triệu USD đã được rót vào thị trường này chỉ sau một thời gian ngắn. Một số ‘ông lớn’ trong lĩnh vực bán lẻ đang có những tín hiệu cho thấy sự bùng nổ trở lại như:

  • Mở màn cho sự trở lại hoành tráng này với các doanh nghiệp ngoại là nhân tố The CrownX của Masan Group khi đặt mục tiêu có 30 - 50 triệu khách hàng, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại từ 1% lên gần 25%, đồng thời sở hữu 10.000 cửa hàng tự vận hành và 20.000 cửa hàng uỷ quyền trong 5 năm tới. Liên tiếp trong thời gian vừa qua, hàng trăm triệu USD đầu tư từ các doanh nghiệp ngoại đã chảy về túi Masan để tạo động lực bứt phá cho doanh nghiệp. Đơn cử SK Group đã chi 410 triệu USD để sở hữu 16,26% cổ phần VinCommerce. Hay như Alibaba và Baring Private Equity Asia cũng tuyên bố rót 400 triệu USD mua cổ phần phát hành mới của The CrownX. Mặc dù nhận nhiều quỹ đầu tư nước ngoài song đại diện Masan cho biết doanh nghiệp vẫn đang nắm cổ phần chi phối tại hệ thống bán lẻ của mình.
  • Sau đó không thể không nhắc đến Bách Hoá Xanh (BHX) của Thế Giới Di Động. Sau 6 năm đi vào hoạt động, tại thời điểm 30/4/2021, Thế Giới Di Động đang sở hữu trong tay 1.803 cửa hàng BHX tại 25 tỉnh, thành phố, nằm trong top 3 thị phần bán lẻ nếu xét về quy mô. Doanh nghiệp cho biết đến năm 2020, BHX đã đạt tầm vóc 20.000 tỷ đồng doanh thu và dự kiến có lãi vào năm 2022. Để thực hiện mục tiêu 30.000 tỷ đồng doanh thu, đồng thời cải thiện biên lãi gộp 27%, BHX đang được tối ưu hệ thống logistics, tối ưu năng suất lao động, sắp xếp lại cửa hàng đồng thời phát triển mô hình diện tích lớn tại các khu trung tâm.
  • Và không thể thiếu Saigon Co.op, đơn vị gần như đứng top đầu trong ngành bán lẻ. Đây là một trong số ít doanh nghiệp bán lẻ có lãi trên kênh siêu thị. Năm ngoái, Saigon Co.op ước tính đạt 33.000 tỷ đồng doanh thu và 1.000 tỷ đồng lãi trước thuế. Riêng tại thị trường TP HCM (HM:HCM), doanh thu của hệ thống Co.opmart chiếm trên 45% thị phần ở kênh siêu thị. Năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 8% - 10%, lợi nhuận trước thuế tăng 4% - 5%. Đồng thời lên kế hoạch mở rộng mạng lưới đạt tối thiểu 2.000 điểm bán vào năm 2025. Tập trung phấn đấu phát triển mạng lưới nhanh, mạnh để phủ kín hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Bên cạnh các doanh nghiệp trong ngành, có sự xuất hiện của các nhân tố mới thay đổi cuộc chơi:

  • Mấy năm gần đây Nova Group - một doanh nghiệp bất động sản, cũng đã âm thầm hiện nhiều thương vụ M&A và đầu tư hơn 200 triệu USD để đưa các dịch vụ bán lẻ tiêu dùng về hệ sinh thái. Đơn cử như Nova Service Group đã mua nhượng quyền nhiều thương hiệu F&B lớn như: Jumbo Seafood, Seorae BBQ, Mango Tree Thái Lan, Hotpot Story, Thai Express và Shark Restaurant ở mảng nhà hàng hay như chuỗi Nova LifeStyle gồm: Azerai, Anatara, Mercure, Novotel, Movenpick, Avani,…
  • Trong khi đó, theo một nguồn tin Kinh Đô (HM:KDC) cũng đang rục rịch lên kế hoạch ra mắt cửa hàng mới với tên gọi MOBI drinks, kinh doanh các sản phẩm của công ty nghiên cứu. Mục tiêu biến các điểm bán này trở thành một hub kinh doanh các sản phẩm trào lưu giành cho giới trẻ, tích hợp bởi các ông trùm gốc Hoa bao gồm Thiên Long (HM:TLG), gốm sứ Minh Long, Bitis,…
  • Tập đoàn ô tô Trường Hải (Thaco) đã công bố mua lại toàn bộ mảng kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam của Tập đoàn Emart (Hàn Quốc). Các siêu thị mang thương hiệu Emart sẽ vẫn tồn tại ở Việt Nam theo hình thức nhượng quyền và Thaco sẽ trả phí. Với thương vụ này, Thaco kỳ vọng có thể mở rộng quy mô chuỗi siêu thị Emart lên con số 10 tại Đông Nam Á trong 4 năm tới.

Chốt lại có thể thấy về triển vọng sắp tới, có thể thấy doanh nghiệp Việt đang từng bước lấy lại thế chủ động trên thị trường bán lẻ sân nhà. Bằng cách am hiểu thị trường và lối đầu tư thông minh, các doanh nghiệp này đang từng bước lấy lại được vị thế cũng như tăng thêm độ phủ rộng để có thể mang về những lợi nhuận tích cực.

2. HPG có kế hoạch đầu tư nhà máy phát điện nhiệt dư ở Quảng Ngãi

Hòa Phát (HM:HPG) đề xuất đầu tư Nhà máy phát điện nhiệt dư mới có quy mô công suất 5x60MW nhằm đáp ứng 83% nhu cầu điện cho các hoạt động sản xuất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, phần còn lại cần mua từ lưới điện.

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 do CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất đầu tư đang được UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc tỉnh xem xét, cấp chứng nhận đầu tư với công suất 5,6 triệu tấn một năm với các sản phẩm chủ yếu là thép dẹt, thép thanh, thép dây.

Dự kiến dự án được cấp điện từ hai nguồn: Lưới 110kV Quốc gia cấp điện qua TBA 110kV Thép Hòa Phát Dung Quất 2 và Nhà máy phát điện nhiệt dư Hòa Phát Dung Quất 2 (5x60MW) đồng phát nằm trong khuôn viên Khu liên hợp.

Nhà máy phát điện nhiệt dư Hòa Phát Dung Quất 2 chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, do đó cần phải bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, trên diện tích 279 ha.

3. S&P Global Ratings (S&P) nâng đánh giá triển vọng tín nhiệm đối với Vietcombank

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) đã thông báo nâng đánh giá triển vọng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ mức ổn định lên mức tích cực. Đánh giá về định hạng nhà phát hành dài hạn và định hạng nhà phát hành ngắn hạn không thay đổi so với kết quả xếp hạng của Vietcombank từ năm 2012 đến năm 2020 và tiếp tục thuộc nhóm cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam.

Với vai trò là một trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn tại Việt Nam, S&P đánh giá Vietcombank đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ của Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.