Sau 3 năm thành lập các công ty con với vốn góp là quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Đại Phước và bán cổ phần cho các bên thứ 3, DIC Corp tuyên bố chấm dứt kế hoạch góp vốn và hoàn trả từng phần tiền đặt cọc. Chứng khoán3.000 tỷ đồng hợp tác đầu tư và chu kỳ 'sóng thần' của cổ phiếu DIGDũng Phạm • 07/01/2024 09:52Sau 3 năm thành lập các công ty con với vốn góp là quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Đại Phước và bán cổ phần cho các bên thứ 3, DIC Corp tuyên bố chấm dứt kế hoạch góp vốn và hoàn trả từng phần tiền đặt cọc.
Mới đây, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) đã thông qua chủ trương chấm dứt giao dịch góp vốn vào Công ty TNHH Đại phước Thiên Minh (Thiên Minh) và Công ty TNHH Đại Phước Thiên An (Thiên An).
Điều này phần nào gây bất ngờ đối với các nhà đầu tư vì cuối năm 2020, ngay sau khi được thành lập và góp vốn, DIC Corp đã chuyển nhượng phần sở hữu tại công ty Thiên Minh và Thiên An cho các đối tác là CTCP Đầu tư phát triển Thiên Tân và CTCP Đầu tư và phát triển Tân Long.
Cụ thể, đối với công ty Thiên An có vốn điều lệ 2.350 tỷ đồng, được DIC Corp góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng khu đất 31ha tại phân khu 1, 2, 3 Khu đô thị sinh thái Đại Phước (2.349 tỷ đồng) và 1 tỷ đồng tiền mặt của ông Lưu Văn Bằng.
Ngay sau khi thành lập, tháng 11/2020, DIC Corp đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Thiên An cho công ty Tân Long và nhận trước số tiền đặt cọc là 2.231 tỷ đồng, tương đương 95% vốn điều lệ của Thiên An.
Tuy vậy, phần tiền cọc này đã giảm dần qua các năm, xuống chỉ còn gần 1.100 tỷ đồng năm 2021, 230 tỷ đồng năm 2022 và trước khi về mức 0 theo báo cáo kiểm toán bán niên 2023.
Đến quý III/2023, DIC Corp đã ghi nhận trở lại tỷ lệ sở hữu tại Thiên An trên báo cáo tài chính, đồng nghĩa với việc giao dịch với Tân Long đã bị hủy bỏ.
Theo tìm hiểu, công ty Tân Long có nhiều liên hệ với Tập đoàn Him Lam – cổ đông lớn của DIC Corp. Cụ thể, cựu Chủ tịch Tân Long ông Nguyễn Ngọc Thủy cũng là một lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn Him Lam. Ngoài ra, cổ đông nắm 10% vốn Tân Long – bà Đỗ Thị Cẩm Tú cũng là người cùng địa chỉ với ông Thủy.
Hai cá nhân này còn sở hữu 17 triệu cổ phần Him Lam Land (hiện đã đổi tên thành Truong Son Land). Him Lam Land cũng được nhắc tới nhiều trong giai đoạn vừa qua khi “chốt lời” thành công cổ phiếu DIG (HM:DIG), góp phần vào mức lãi đột biến gần 2.400 tỷ đồng trong năm 2022.
Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại PhướcVề thương vụ Thiên Minh, được DIC Corp thành lập cùng ngày với Thiên An, để hợp tác đầu tư khu đất có diện tích khoảng 14,4ha tại phân khu 7.1 Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước với số vốn điều lệ 760 tỷ đồng.
Theo đó, DIC Corp góp hơn 99% vốn bằng gần 56.000 m2 đất kinh doanh trị giá 759 tỷ đồng cùng với 1 tỷ đồng tiền mặt cũng của ông Lưu Văn Bằng.
Ngay sau đó, phần vốn góp công ty Thiên Minh được chuyển nhượng cho công ty Thiên Tân – công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao từng do bà Lê Thị Hà Thành, vợ Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
Theo báo cáo kiểm toán năm 2020, DIC Corp có khoản phải thu ngắn hạn 59 tỷ đồng với công ty Thiên Tân, khoản này được giải trình là “khoản phải thu còn lại từ việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Đại Phước Thiên Minh”.
Ngay sau khi nhận lại Thiên Minh, ngày 1/12/2020, công ty Thiên Tân đã thế chấp toàn bộ phần vốn góp 759 tỷ đồng này tại Sacombank (HM:STB), ngân hàng do ông Dương Công Minh, nhà sáng lập Tập đoàn Him Lam làm Chủ tịch HĐQT.
>> Góc nhìn cổ phiếu Sacombank (STB) năm 2024 và câu chuyện 'tôi cũng muốn được chia cổ tức'
Đáng chú ý, chỉ vài ngày sau khi chuyển nhượng các công ty Thiên An và Thiên Minh nhận về số tiền đặt cọc lớn, ngày 30/11/2020, DIC Corp đã chi ra hơn 3.000 tỷ đồng để hợp tác đầu tư với chính công ty Thiên Tân (gần 1.300 tỷ đồng) và CTCP Phát triển Đức Hòa III-Resco (1.729 tỷ đồng).
Đến quý III/2023, số tiền 1.300 tỷ đồng hợp tác với Thiên Tân vẫn còn ghi nhận trên báo cáo tài chính. Trong khi khoản hợp tác với Đức Hòa III-Resco đã không còn số dư từ cuối năm 2022.
Với quyết định hủy góp vốn mới đây, việc chuyển nhượng phần vốn góp của Thiên Minh cho công ty Thiên Tân có thể không được thực hiện và DIC sẽ hoàn trả lại khoản tiền đã nhận năm 2020.
Diễn biến giá cổ phiếu DIG trong giai đoạn 2021-2023Trong vòng 3 năm từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2023, khoảng 3.000 tỷ đồng đã luân chuyển giữa DIC Corp và các công ty con, đối tác nhận chuyển nhượng cổ phần và công ty liên quan đến chủ tịch công ty.
Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu DIG tăng gấp 5 lần trên sàn chứng khoán với sự xuất hiện của các cổ đông lớn là Thiên Tân và Him Lam Land. Ngày 2/12/2020, Thiên Tân chi hơn 1.000 tỷ đồng mua thêm hơn 47 triệu cổ phiếu DIG, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 18% và Him Lam Land đã mua gần 68 triệu cổ phiếu DIG để sở hữu 21,49% cổ phần của DIC Corp.
Dù vậy, cả Him Lam và Thiên Tân hiện cũng không còn là cổ đông lớn của DIC Corp sau khi lần lượt bán ra lượng lớn cổ phiếu trong giai đoạn 2021-2022 khi cổ phiếu DIG giao dịch ở vùng đỉnh.
>> NVL (HM:NVL), PDR (HM:PDR) năm 2024: Chọn cổ phiếu có định giá rẻ hay doanh nghiệp sạch nợ trái phiếu?