Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

06/07: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Ngày đăng 13:00 06/07/2022
Cập nhật 06:00 06/07/2022
06/07: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Vietstock - 06/07: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

* Chuyển động cổ phiếu ngân hàng tháng 6. Diễn biến của cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục ảm đạm kéo dài sang tháng 6 với thanh khoản ngày một suy yếu. >>>

* Thị phần môi giới HOSE quý 2/2022: TCBS và MBS (HN:MBS) rớt hạng. Trong quý 2/2022, TCBSMBS rớt 1 hạng thị phần trên HOSE so với quý 1/2022, nhường chỗ cho HSC và VCSC (HM:VCI) thăng hạng. >>>

* Tự doanh 05/07: DGC (HM:DGC) tiếp tục được mua ròng mạnh. Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 158 tỷ đồng trong phiên 04/07. Trong đó FPT (HM:FPT) và DGC là hai mã được mua ròng mạnh. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp DGC được mua ròng mạnh. Ngược lại, VCB (HM:VCB) và PVT (HM:PVT) bị bán ròng mạnh. >>>

* VND (HM:VND): VN-Index lên 1,500 điểm trong kịch bản tích cực. CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) mới đây đã có báo cáo chiến lược thị trường trong 6 tháng cuối năm 2022. Trong đó, VND nhận định nếu khả quan, VN-Index có thể đạt trong khoảng 1,330-1,500 điểm vào cuối năm 2022. >>>

* Euro rơi xuống đáy 20 năm so với USD vì nỗi lo suy thoái. Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm trong ngày 05/07, giảm hơn 1% xuống mức 1.0305 USD. >>>

* Giảm giá xăng, sao không tính ngược lại nền kinh tế được lợi bao nhiêu? . Cứ giảm chút thuế, phí nào là các quan chức tính ra “thất thu bao nhiêu ngàn tỉ đồng tiền thuế”. Sao không tính ngược lại “người dân, doanh nghiệp có lợi bao nhiêu”? Thuế đó chẳng mất đi đâu vì không vào túi Nhà nước thì vào túi người dân, doanh nghiệp! Khi đó, chi phí sản xuất giảm, kéo theo giá cả hàng hóa giảm, cầu tiêu dùng tăng, nền kinh tế được lợi. >>>

* Vì sao Việt Nam vẫn cần 'room' tín dụng?. Tiến tới bỏ ‘room’ tín dụng là vấn đề được Quốc hội đặt ra, nhưng cũng gây nhiều tranh luận. Trên thế giới không nhiều quốc gia có ‘room’ tín dụng như Việt Nam và Trung Quốc, nên để trả lời được câu hỏi trên thì trước hết chúng cần hiểu được vai trò của ‘room’ tín dụng đối với đặc thù nền kinh tế Việt Nam. >>>

* 55 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 3/2022. Đa phần những mã nằm trong danh sách bị cắt margin của HOSE thuộc nhóm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát. >>>

* Vụ vỡ nợ gây chấn động ngành địa ốc Trung Quốc. Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát sau hơn một năm siết tín dụng, nhưng một tập đoàn địa ốc lớn vẫn vỡ nợ. Đáng nói, hồi đầu năm, tập đoàn vẫn được coi là khỏe mạnh về tài chính. >>>

* Cổ phiếu nào thường tăng trong tháng 7?. Sau 3 tháng giảm điểm liên tục của thị trường trong quý 2, điều mà tất cả nhà đầu tư mong mỏi nhất lúc này là các chỉ số sớm quay lại đà tăng điểm. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ quá khứ, tháng 7 lại là tháng bị áp đảo bởi sắc đỏ. >>>

* Ngành thép thoái trào, nhưng kịch bản ảm đạm năm 2018-2019 khó tái diễn. Khi giá thép cắm đầu giảm sâu, SSI (HM:SSI) Research – bộ phận phân tích của CTCK SSI – nhận định tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ giảm trong quý 2 và quý 3/2022. Tuy vậy, kịch bản ảm đạm của giai đoạn 2018-2019 sẽ khó lặp lại do ít áp lực từ việc tăng công suất ngành và tỷ lệ nợ ở mức an toàn hơn. >>>

* FLC (HM:FLC) và ROS bị đưa vào diện cảnh báo. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) và CTCP Xây dựng FLC Faros (HM:ROS) (HOSE: ROS) vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/07/2022. >>>

* CII (HM:CII) tiếp tục đăng ký bán 10 triệu cp NBB. CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đã đăng ký bán 10 triệu cp của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HM:NBB) (HOSE: NBB) theo hình thức thỏa thuận với mục đích cân đối tài chính. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 07/07-05/08/2022. >>>

* IR Awards: Những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ công bố thông tin trong 12 năm qua. Trong suốt giai đoạn 2011-2022, chỉ có duy nhất 3 đơn vị xuất hiện trong Danh sách Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đạt Chuẩn Công bố thông tin (CBTT) được 10 lần là CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM (HM:VNM)), CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE (HM:REE)) và CTCP Cát Lợi (HOSE: CLC). Việc tuân thủ các quy định về CBTT của cơ quan chức năng là không hề dễ dàng ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn và đầu ngành. >>>

* EU, Anh, Mỹ và nhiều nước khác có thể suy thoái trong năm 2023. Nhiều nền kinh tế lớn sẽ bước vào giai đoạn suy thoái trong 12 tháng tới, giữa lúc chính sách tiền tệ thắt chặt và chi phí sinh hoạt tăng đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái cùng lúc, theo Nomura Holdings. >>>

* Chủ tịch CTD mua vào 441,700 cp. Sau thời gian giao dịch từ ngày 03/06-02/07/2022, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (HM:CTD) (HOSE: CTD), ông Bolat Duisenov đã mua vào 441,700 cp CTD, tương ứng 60.5% số cổ phiếu đã đăng ký. >>>

* Cuộc đua lãi suất của các nền kinh tế phát triển: Nước nào dẫn trước, nước nào tụt lại?. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là ngân hàng trung ương duy nhất còn lại trong số các nền kinh tế phát triển tiếp tục giữ quan điểm cho rằng “lạm phát chỉ là tạm thời”... >>>

* TPS sắp trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 12%. CTCP Bến Bãi Vận tải Sài Gòn (UPCoM: TPS) thông báo sắp chi trả cổ tức tiền mặt năm 2021. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/07/2022. >>>

* Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên 6%. Ngày 29/06 vừa qua, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua vào 2.1 triệu cp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HM:STB) (Sacombank, HOSE: STB), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng này từ 5.98% lên 6.09%. >>>

* Bộ Tài chính đặt mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trước 2025. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trong dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thông qua, chúng tôi đặt mục tiêu nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trước năm 2025. >>>

* Oái oăm cái sổ hồng của căn hộ chung cư. Việc chậm cấp, chưa cấp sổ hồng chung cư không chỉ do doanh nghiệp mang sổ đi cầm, vi phạm xây dựng... mà còn có sự rề rà đến khó hiểu của các cơ quan nhà nước. >>>

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

* SIP sắp trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20%

* CEO Nguyễn Văn Tuấn đăng ký mua 1 triệu cp VIX (HM:VIX)

* SHN bị phạt và truy thu thuế tổng cộng hơn 1 tỷ đồng

* SBS (HN:SBS) chính thức đổi tên

* SHS (HN:SHS) nâng sở hữu tại KTL lên hơn 14%

* HAI vào diện cảnh báo từ 11/07

* Một doanh nghiệp ngành tiện ích trả cổ tức gần 15%

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

* Cạnh tranh với Nga, Iran hạ giá dầu để “giữ chân” khách hàng Trung Quốc

* Giới chuyên môn nói gì về động thái mới của Ngân hàng Nhà nước?

VĨ MÔ ĐẦU TƯ

* Chung cư và đất nền vẫn là điểm sáng của thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2022

* Giá căn hộ TP.HCM dự kiến tăng trưởng từ 5%-10% trong thời gian tới

* 5 phương án xây cầu thay phà Cát Lái

* Nhà đầu tư miền Bắc “chuộng” đô thị sinh thái vệ tinh phía Đông TPHCM

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

* NHTW Australia nâng lãi suất 0.5 điểm phần trăm

* Sau năm lần tăng lãi suất, lạm phát ở Hàn Quốc vẫn cao nhất 24 năm

* Lạm phát của Sri Lanka lên gần 60%

* Quỹ đầu cơ tiền ảo hàng đầu thế giới phá sản

* Tổng thống Biden tiến gần quyết định giảm thuế với hàng Trung Quốc

* Châu Âu trả giá đắt vì phụ thuộc năng lượng của Nga

* Giới tỷ phú mất 1.4 ngàn tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

* “Mùa đông tiền ảo”: Khi 2.000 tỷ USD bị cuốn phăng khỏi thị trường

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.