Theo Dong Hai
Investing.com - Khi đồng đô la Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào tháng 9 năm 2022, nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoạt động dựa vào đồng tiền này đã gặp khó khăn và một số quốc gia đã rơi một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.
Đồng đô la Mỹ là đồng tiền thống trị của thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu.
Mặc dù đó có vẻ là tin tốt đối với người Mỹ, nhưng lại là tin xấu đối với phần lớn thế giới.
“Vì vậy, đây là nghịch lý". Eswar Prasad, một nhà kinh tế tại Viện Brookings và giáo sư tại Đại học Cornell, cho biết một số quốc gia còn lại của thế giới coi thường mức độ thống trị của đồng đô la, nhưng họ lại tìm đến đồng đô la Mỹ, bởi vì thực sự không có nhiều lựa chọn thay thế”.
Bất chấp những dự đoán liên tục về sự sụp đổ của đồng đô la, gần 60% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới – số tiền được giữ để trang trải cho các trường hợp khẩn cấp tài chính bất ngờ – được đầu tư vào các tài sản bằng đô la.
Tỷ lệ thanh toán tiền tệ bằng đồng đô la Mỹ trên toàn thế giới là hơn 40%, trong khi các giao dịch bằng đồng bạc xanh chiếm hơn 60% nợ quốc tế và 50% khoản vay trên toàn cầu.
Bên cạnh việc là loại tiền tệ cho các giao dịch tài chính quốc tế, các mặt hàng như dầu mỏ cũng được mua và bán bằng đô la Mỹ.
Sự thống trị của đồng đô la trong các giao dịch cũng mở rộng đến hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, do đó, hệ thống này bị ảnh hưởng bởi các chính sách tài chính và tiền tệ của Hoa Kỳ.
“Điều này cuối cùng sẽ củng cố thêm sự thống trị của đồng đô la”, Prasad nói. “Đó chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng đối với các quốc gia thu nhập thấp có mức nợ nước ngoài cao, đặc biệt là nợ bằng đô la”.