Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Vì sao ngân hàng ngại lên sàn?

Ngày đăng 16:11 25/07/2017
Vì sao ngân hàng ngại lên sàn?

Vietstock - Vì sao ngân hàng ngại lên sàn?

Minh bạch thông tin, nâng cao năng lực điều hành, gia tăng thanh khoản và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các kênh huy động vốn là những lợi ích không thể phủ nhận khi niêm yết cổ phiếu lên sàn. Nhưng trên phương diện của ngân hàng, “chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi” và có khá nhiều lý do được đưa ra để trì hoãn việc này.

Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 180/2015/TT-BTC thay thế Thông tư 01/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM). Theo đó, tất cả các công ty đại chúng hình thành trước ngày 01/01/2016 mà không niêm yết trên HOSE, HNX thì sẽ phải thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM trong vòng 1 năm kể từ ngày 01/01/2016.

Cũng vì vậy mà thời gian qua thị trường chứng khoán chứng kiến những làn sóng đầu tiên đổ bộ lên UPCoM. Trong lĩnh vực ngân hàng, khởi đầu là VIB với hơn 564.4 triệu cổ phiếu được đưa vào giao dịch hồi đầu năm 2017 với giá tham chiếu 17,000 đồng/cp. Tới nay giá cổ phiếu VIB trên sàn UPCoM đang giao dịch quanh mức 22,500 đồng/cp, tăng trưởng hơn 32%.

Kế đến, cuối quý 2/2017, Kienlongbank đưa 300 triệu cp lên UPCoM với mã chứng khoán KLB, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10,000 đồng/cp. Hiện cổ phiếu KLB đang giao dịch ở mức 10,400 đồng/cp.

Các khâu chuẩn bị lên sàn của LienVietPostBank cũng đã hoàn tất. Ngân hàng này thông báo ngày 17/07 là ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện các thủ tục đăng ký toàn bộ 6.46 triệu cp tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 của ABBank, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ rằng sẽ hoàn tất đăng ký chứng khoán tập trung tại VSD và giao dịch trên hệ thống UPCoM trong năm 2017.

Trong khi đó, VPBank và Techcombank đều được thông qua kế hoạch niêm yết trên HOSE. Với VPBank, ngân hàng này vừa thông báo ngày 28/07/2017 là ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung chứng khoán tại VSD và niêm yết cổ phiếu trên HOSE. VPBank hiện có vốn điều lệ trên 14,059 tỷ đồng và thực hiện niêm yết khoảng 1.33 tỷ cổ phiếu. Trước đó, Ban lãnh đạo VPBank cho biết thời gian nhanh nhất dự kiến lên sàn là trong quý 3/2017.

Còn Techcombank, ngân hàng này đang trình cơ quan quản lý Nhà nước, sau khi được chấp thuận sẽ niêm yết. Tuy nhiên, HĐQT Techcombank sẽ quyết định niêm yết trên sàn nào có lợi hơn cho cổ đông.

“Chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi”

Có thể thấy, ngoài câu chuyện cổ tức thì niêm yết cổ phiếu luôn là vấn đề “nóng” thường được cổ đông, nhất là nhóm cổ đông nhỏ lẻ, nhắc đến tại các kỳ ĐHĐCĐ thường niên ngân hàng. Nhiều năm gần đây, cổ đông các ngân hàng như HDBank, OCB, PVcomBank,…liên tục nhắc lại kế hoạch niêm yết đã bị “bỏ quên” khiến họ khó chuyển nhượng cổ phiếu, giá trị cổ phiếu giảm mạnh và đề nghị Ban lãnh đạo sớm thực hiện việc niêm yết trên sàn.

Những làn sóng đầu tiên đổ bộ lên sàn được đề cập bên trên đã thỏa mãn phần nào kỳ vọng của nhà đầu tư, nhưng vẫn còn không ít ngân hàng trì hoãn niêm yết và “trấn an” cổ đông với nhiều lý do như thị trường chưa thuận lợi, nội lực chưa đủ tốt,…

Sự trì hoãn này lại làm cho nhiều người đặt câu hỏi về "sức khỏe" nội tại của chính các ngân hàng. Thực tế, có ngân hàng ngại lên sàn do vướng mắc về nợ xấu, nhiều thông tin chưa thực sự minh bạch, tuy nhiên có ngân hàng tình hình tăng trưởng cũng như vấn đề minh bạch rất tốt nhưng vẫn chần chừ.

Còn nhớ tại ĐHĐCĐ 2017 của HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HĐQT thường trực có chia sẻ với các cổ đông về vấn đề niêm yết. Bà cho rằng, thông tin giữa ngân hàng và các nhà đầu tư chưa hẳn minh bạch, thị trường chứng khoán bấp bênh; chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi bởi vì giá trị thực của HDBank sẽ phải do thị trường đánh giá ở giai đoạn Ngân hàng đã khẳng định được vị thế, chiến lược phát triển và các triển vọng trong tương lai. Nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì điều này không có ý nghĩa.

Ngoài ra, HDBank vừa trải qua thời gian tái cơ cấu sau sáp nhập DaiABank và mua lại 100% vốn SGVF nên đã dời lại việc niêm yết nhiều năm nay. Ban lãnh đạo cho biết, nếu thị trường không tốt, bản thân HDBank chưa chuẩn bị tốt thì việc niêm yết sẽ mang lại nhiều bất lợi.

Cũng lo lắng về giá cổ phiếu, trước các cổ đông, Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn nhận định thời gian qua OCB không lên UPCoM bởi giá cổ phiếu “như mớ rau” thì không có ý nghĩa. Ông Tuấn cho rằng niêm yết cần thời gian phù hợp nhưng cũng “hứa” sẽ không để cổ đông đợi quá lâu.

Ở một phương diện hoàn toàn khác, mặc dù Ban lãnh đạo MaritimeBank đã trình cổ đông biểu quyết việc đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch tập trung. Tuy nhiên kết quả chỉ có hơn 3% số cổ phần có quyền biểu quyết tại đại hội đồng ý đưa cổ phiếu lên sàn.

Liên quan đến ý kiến về việc thị giá cổ phiếu khá thấp trên thị trường, Ban lãnh đạo Maritimebank chia sẻ, thị giá cổ phiếu Ngân hàng chịu sự tác động của tình hình kinh tế và trong năm vừa qua đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Cổ phiếu của MSB hiện tại sau khi lên sàn thì mới xác định được giá trị chính thức.

Theo các chuyên gia trong ngành, việc các ngân hàng không muốn giá cổ phiếu của mình dưới mệnh giá khi niêm yết nên phải chọn thời điểm giá cao để lên sàn cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, việc này gây trở ngại cho con đường lên sàn vì theo quy định hiện hành, sau khi cổ phần hóa trong vòng 12 tháng, các ngân hàng đại chúng bắt buộc phải lên sàn nhằm minh bạch thông tin. Đến nay, mục tiêu từ 01/01/2017, tất cả các ngân hàng phải lên sàn chứng khoán tập trung đã lỗi hẹn.

Nhiều ngân hàng khác có kế hoạch niêm yết và được ĐHĐCĐ chấp thuận cách đây vài năm nhưng đến nay vẫn đang bỏ ngỏ.  Điển hình như DongABank, ngân hàng này đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE từ năm 2008. Tuy nhiên, khủng hoảng xảy ra, chứng khoán sụt giảm và những biến cố lớn về các vi phạm của dàn lãnh đạo khiến DongABank phải hoãn kế hoạch niêm yết vô thời hạn.

PVcomBank sau 3 năm rời sàn vì hợp nhất vẫn còn phụ thuộc đề án tái cơ cấu mà Chính phủ đang xem xét phê duyệt nên Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng cho rằng đây chưa phải là lúc thích hợp để niêm yết cổ phiếu.

Còn SCB, nội dung niêm yết không được đề cập đến tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 vừa qua. Trước đó, bên lề ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, Tổng Giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn cho biết sau năm 2019 SCB mới lên niêm yết sau khi đã hoàn tất quá trình tái cấu trúc (được biết vào cuối năm 2011, NHNN đã chính thức chấp thuận hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng gồm SCB, FicomBank và TinNghiaBank; tên gọi sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn).

Hiện đang có 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu gồm VCB, BID, CTG, STB, EIB, MBB, ACB, SHB và NVB.

Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng
(*) Với các ngân hàng mới lên sàn trong năm 2017 như KLB và VIB, các chỉ tiêu tài chính được tính từ thời điểm bắt đầu giao dịch

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.