Từ vụ vay thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm số nợ lên đến 8,8 tỷ khiến câu chuyện về lãi kép được bàn luận nhiều trong những ngày gần đây. Albert Einstein, nhà khoa học nổi tiếng thế giới từng nói: "Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó".
Chia sẻ về lý do giúp bản thân có thể sở hữu khối tài sản khổng lồ hàng trăm tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett trả lời rằng: "Có 3 yếu tố quan trọng với tôi. Thứ nhất là nước Mỹ có những cơ hội tuyệt vời. Thứ hai là tôi may mắn có giống gene tốt, tôi có thể sống lâu để gia tăng khối tài sản của mình. Thứ ba là lãi suất kép, điều tuyệt vời nhất trong công cuộc đầu tư và kinh doanh của tôi".
>> Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ đồng: Thanh tra vào cuộc
Câu chuyện về lãi suất kép bỗng trở nên quan tâm dạo gần đây, khi trên mạng xã hội lan truyền thông tin về người đàn ông tên P.H.A vay thẻ tín dụng Ngân hàng Eximbank (HM:EIB) hơn 8,5 triệu đồng. Đáng nói, đến 11 năm sau, con số này lên đến 8,8 tỷ đồng.
>> Chủ thẻ bị ngân hàng Eximbank đòi nợ 8,8 tỷ đồng đã thuê luật sư, quyết làm ‘ra ngô ra khoai’
Dù chưa biết đúng sai trong sự việc này, nhưng với số lãi khó tin như vậy, một số người đã nhắc lại khái niệm "lãi kép" và đặt câu hỏi về cách tính lãi của ngân hàng.
>> Tích sản cổ phiếu: Kỳ quan lãi kép trong đầu tư chứng khoán?
Lãi kép là gì?
Lãi kép (compound interest) có thể hiểu đơn giản là việc tái đầu tư số tiền lãi vừa nhận được. Điều này có nghĩa là, số tiền lãi sinh ra sau quá trình đầu tư sẽ được cộng dồn vào số vốn đầu tư ban đầu để tiếp tục một chu kỳ sinh lãi tiếp theo.
Liên tục như vậy, số vốn đầu tư sẽ dần tăng lên dù không phải góp thêm tiền vào. Chu kỳ sinh lãi này sẽ lặp đi lặp lại, kéo dài càng lâu thì tiền lãi càng cao.
>> Từ vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ, người dân cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ tín dụng?
Một ví dụ về lãi kép (Nguồn: Hampshine Trust Bank) |
Công thức tính lãi kép (Trong đó: A là số tiền bạn nhận được; P là số tiền gốc ban đầu; r là lãi suất; n là số lần tính lãi trong 1 năm; t là số năm) |
Như vậy, nếu sử dụng công thức lãi đơn, số tiền người này nhận được sau 11 năm là: 80.000.000 x (1+10%x11) = 168.000.000 đồng.
Nếu sử dụng công thức lãi kép, số tiền người này nhận được sau 11 năm là: 80.000.000 x (1+10%)^11 = 228.249.336,5 đồng.
Như vậy, cùng số tiền gửi ban đầu là 80 triệu đồng, lãi kép mang đến lợi nhuận hơn hẳn sau 11 năm. Nhờ sức mạnh của lãi kép, nếu gửi với thời gian càng dài, tài sản sẽ được tăng lên nhiều lần.
Điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp vay ngân hàng, tuy vậy, trong quá trình vay, không chỉ lãi suất kép được tính đơn thuần, ngân hàng còn tính thêm lãi suất phạt cho việc quá hạn khoản vay và phạt trả chậm.
Quay lại câu chuyện của người đàn ông tên P.H.A ở Quảng Ninh, sau 11 năm với số "lãi chồng lãi" từ 8,85 triệu đồng lên 8,8 tỷ đồng, dù chưa biết rõ thoả thận tính lãi được ngân hàng đưa ra, nhưng từ đó, cũng đủ cho chúng ta hiểu về sức mạnh kinh khủng của lãi kép.
>> Nếu vô tình 'mắc bẫy' thẻ tín dụng, đâu là cách xử lý?