💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Tìm giải pháp phục hồi dệt may, da giày

Ngày đăng 03:36 20/10/2021
Tìm giải pháp phục hồi dệt may, da giày

Vietstock - Tìm giải pháp phục hồi dệt may, da giày

Dệt may và da giày là hai ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19. Bị đối tác phạt, hủy vì giao hàng chậm, người lao động bỏ về quê, dòng tiền doanh nghiệp đã cạn đáy… là những rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp hai ngành này gặp khó khi phục hồi sản xuất...

Dệt may và da giày là hai ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19

Một khảo sát do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO) và Nhóm Hợp tác công tư (PPP) thực hiện trong tháng 9/2021 với 256 doanh nghiệp dệt may, giày dép và hàng trăm nghìn công nhân hai ngành này cho thấy bức tranh tổng thể về những khó khăn của hai ngành sản xuất được xem là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.

NHIỀU DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT VÌ GIAO HÀNG CHẬM

Theo bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC), kết quả khảo sát cho thấy đến tháng 9/2021 có 65,3% doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực thực hiện Chỉ thị 16 đã ngừng hoạt động, trong khi 62,7% doanh nghiệp FDI vẫn duy trì hoạt động.

Trong thời gian dịch bệnh thực hiện việc sản xuất 3 tại chỗ, chi phí 3 trung bình cho mỗi lao động dệt may, da giày (phụ cấp, ăn ở, xét nghiệm) mất 2.200.000 đồng/tuần. Nếu tính cho một nhà máy 1.000 lao động chi phí lên tới 2,2 tỷ đồng/tuần. Trong khi đó, thời gian thực hiện 3 tại chỗ trung bình của doanh nghiệp là 10,4 tuần.

Không chỉ áp lực chi phí, 68,1% doanh nghiệp cho biết họ bị nhãn hàng phạt giao hàng chậm, 48,4% chậm giao hàng với các đơn hàng đã ký kết, 12,2% doanh nghiệp bị đối tác hủy đơn, phạt hợp đồng; 21% doanh nghiệp cho biết bị nhãn hàng chủ động hủy, nhưng không bắt doanh nghiệp đền bù; 13,1% nhãn hàng hủy đơn chưa ký…

Các doanh nghiệp lo lắng bị chậm đơn hàng khách hàng hủy giữa chừng và rút đơn hàng đang sản xuất chuyển sang Trung Quốc và Indonesia. Hoặc nhãn hàng đồng ý giao hàng chậm nhưng doanh nghiệp phải trả chi phí xuất hàng bằng đường hàng không. Còn nếu doanh nghiệp xin lùi ngày xuất hàng, khách hàng đề nghị giảm giá 15%. Thậm chí, các đơn hàng mùa mới 2022 đã bị tạm dừng hoặc giảm số lượng…

Kết quả khảo sát cũng đáng quan ngại khi khả năng duy trì hoạt động trên 6 tháng với doanh nghiệp dệt may là 36,2%, da giày 22,5%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động với dệt may là 27,1% và da giày 38,2%; 11,4% doanh nghiệp dệt may và 7,9% doanh nghiệp da giày có khả năng duy trì hoạt động từ 3-6 tháng; 17,1% doanh nghiệp dệt may và 25,8% da giày duy trì hoạt động từ 1-3 tháng; 8,1% và 5,6% doanh nghiệp dệt may và da giày có khả năng duy trì hoạt động dưới 1 tháng.

LO NGẠI NHẤT LÀ THIẾU LAO ĐỘNG

Tuy nhiên, khảo sát chỉ rõ điều doanh nghiệp hai ngành lo lắng nhất hiện nay, đó là nguy cơ thiếu hụt lao động rõ rệt. Theo bà Chi, trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê, chủ yếu trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Song khảo sát cho thấy tín hiệu sáng hơn khi 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn tiếp tục làm ở nhà máy hiện tại. Thế nhưng nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để người lao động di cư trở lại nhà máy.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS, dệt may, da giày là hai ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Dệt may có khoảng 2 triệu lao động công nghiệp (chiếm 25% lao động toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo). Da giày cũng sử dụng khoảng 1,4 triệu lao động công nghiệp (chiếm 18,2%). Ngoài ra, còn có gần 1,5 triệu người kinh doanh thương mại và dịch vụ liên quan đến dệt may, da giày.

"Việc gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng ở Mỹ. Bởi chúng ta đều kết nối thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu.

AmCham và các công ty thành viên rất hiểu việc phòng ngừa dịch bệnh là cần thiết, song nếu Việt Nam kéo dài thời gian giãn cách, doanh nghiệp gián đoạn hoạt động càng lâu thì sẽ mất thêm nhiều thời gian để phục hồi kinh tế cũng như cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng tới cả chuỗi cung ứng.

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam

Chúng tôi mong muốn Việt Nam quản lý an toàn dịch bệnh bằng vaccine để chuẩn bị cho việc mở cửa. Chúng ta có thể đưa vaccine trở thành cơ chế ưu tiên cho người lao động khi trở lại làm việc, khuyến khích họ quay trở lại công việc.

AmCham sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ Mỹ hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam. TP.HCM và chính quyền ở các tỉnh, thành phố khác cần nỗ lực kịp thời để cho người lao động đã tiêm ít nhất một mũi vaccine có thể quay lại làm việc với việc xét nghiệm và tuân thủ 5K. Chúng tôi mong muốn Việt Nam nới lỏng hoạt động sản xuất không chỉ ở vùng xanh mà cả vùng cam.

Chính quyền địa phương hiểu rõ việc chia vùng có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cần mở cửa trở lại sớm hơn. Việt Nam có tiềm năng lớn để đóng vai trò là một quốc gia trong sản xuất bền vững của sản phẩm dệt may, da giày".

  

"Biện pháp hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp lúc này là tiêm vaccine cho người lao động. Cần lưu ý tăng cường cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê. Đồng thời giảm thuế phí. Các nhãn hàng cần chia sẻ chi phí với doanh nghiệp sản xuất. Cần có thương lượng giữa hiệp hội với nhãn hàng để chia sẻ chi phí ship air, chi phí xét nghiệm, tạm ứng tiền trả lương cho người lao động.

Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC)

Mặt khác, nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh. Cho phép người lao động đã tiêm ít nhất một mũi vaccine làm việc bình thường. Giãn nợ và cho doanh nghiệp vay ưu đãi. Đặc biệt vay để trả lương người lao động vì thời gian thanh toán đơn hàng sẽ kéo dài. Doanh nghiệp cần liên hệ thường xuyên với người lao động để nắm tình hình và hỗ trợ ngay khi cần thiết.

Thực hiện khẩn trương chính sách trợ cấp ngừng việc – Nghị quyết 68. Thu xếp cho người lao động di cư về quê an toàn. Phối hợp với chính quyền các địa phương của người lao động di cư thu xếp phương tiện, chi phí xét nghiệm, ưu tiên tiêm vaccine để người lao động trở về nhà máy càng sớm càng tốt". 

"Trao đổi với một số lao động di cư về quê, tôi nhận thấy nhóm lao động có gia đình xuất hiện xu hướng không muốn trở lại miền Nam làm việc.

Ông Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng, Viện Công nhân công đoàn

Thay vào đó, nhóm này chấp nhận tìm công việc mới, vừa để đảm bảo an toàn gia đình thời kỳ dịch bệnh, vừa để tiện chăm sóc, giáo dục con cái.

Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng chúng ta cần tăng cường chăm lo tới người lao động. Kết quả khảo sát của Viện ghi nhận ba mối quan tâm lớn nhất của người lao động sau đợt dịch lần thứ tư. Thứ nhất, giữ được việc làm và duy trì chế độ liên quan. Khoảng 80% người lao động dệt may, da giày lựa chọn vấn đề này. Thứ hai, họ mong muốn được hỗ trợ tài chính trong lúc khó khăn. Thứ ba, cần tăng cường chăm lo  sức khoẻ và thể lực người lao động. Bởi chỉ số của ngành dệt may so với các ngành khác về các nhu cầu này là khá cao".

"Thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là giảm khả năng để quay trở lại sản xuất như bình thường.

Bà Claudia Anselmi, Thành viên Ban điều hành EuroCham

Đặc biệt tình trạng công nhân di cư về quê sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó, những đối tác, các nhà máy, doanh nghiệp cần có những chuyên gia để hỗ trợ, sự linh hoạt trong chính sách sẽ giúp phục hồi kinh tế xã hội và ngành dệt may da giày. Đây là cách duy nhất để đảm bảo công nhân trở lại.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải đảm bảo về y tế, tiêm phòng vaccine… Điều quan trọng nữa là chúng ta cần phải khuyến khích doanh nghiệp có ý thức chịu trách nhiệm hơn, đảm bảo tính cạnh tranh bền vững hơn".

Vũ Khuê

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.