Một người phụ nữ cho Hòa Phát (HM:HPG) vay 325 tỷ đồng từ năm 2022, dự kiến đến hạn vào 2024. Nợ phải trả của Hòa Phát tính đến cuối năm 2023 là 84.964 tỷ đồng, tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tổng giá trị nợ vay là hơn 65.000 tỷ đồng, tăng gần 7.400 tỷ đồng so với cuối quý 3/2023, cũng là mức cao nhất trong 8 quý gần đây. Nợ vay ngắn hạn gần 55.000 tỷ đồng, nợ vay dài hạn hơn 10.300 tỷ đồng.
Theo thông tin trên báo cáo tài chính của tập đoàn này, các chủ nợ của Hòa Phát đa số là các tổ chức tín dụng. Với các khoản vay dài hạn còn số dư, nổi lên các ngân hàng cho vay lớn là Vietcombank (HM:VCB) - CN Thành Công (8.859 tỷ đồng), HSBC (3.890 tỷ đồng), Vietinbank (HM:CTG) – CN Hà Nội (2.424 tỷ đồng).
Đáng chú ý, trong đó có một cá nhân là bà N.T.T.H cho tập đoàn vay số tiền 325 tỷ đồng, thời gian đáo hạn trong năm 2024. Dư nợ này xuất hiện trên BCTC của Hòa Phát vào cuối năm 2022. Báo cáo không cho biết về lãi suất phải trả cho khoản vay này.
Hình ảnh minh họa |
- Cuối năm 2021, bà T.H có khoản phải trả với Hòa Phát là 112,8 tỷ đồng;
- Cuối năm 2021, bà T.H có khoản phải trả với Hòa Phát là 109,7 tỷ đồng;
- Cuối năm 2023, khoản phải trả này giảm xuống còn 101,4 tỷ đồng, chủ yếu do phải trả dài hạn giảm.
Theo thuyết minh, các khoản cho vay này phản ánh khoản cho cá nhân vay nhằm mục đích xây dựng và đầu tư các hạng mục chuồng trại, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất mà sau đó Hòa Phát sẽ thuê lại. Theo các điều khoản của hợp đồng cho vay và hợp đồng thuê tài sản, gốc và lãi vay của các khoản cho vay này sẽ được cấn trừ với tiền thuê trang trại trong suốt thời gian thuê.
Ngoài sự xuất hiện của một chủ nợ cá nhân bên cạnh các TCTD lớn thì một điểm đáng chú ý khác về dư nợ của Hòa Phát đó là tỷ trọng các khoản vay bằng USD cao, chiếm tới 84% tại thời điểm cuối năm 2023.
Tỷ trọng khoản vay USD và vay VNĐ của Hòa Phát |
Trong khi đó, các khoản vay dài hạn bằng đồng VND chịu lãi suất từ 2,6% đến 12% năm, được đảm bảo bằng một số tiền gửi có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình và vô hình, xây dựng cơ bản dở dang của một số dự án thuộc tập đoàn.
Năm 2023, chi phí lãi vay của Hòa Phát là 3.585 tỷ đồng, tăng 1,16 lần so với 2022 trong khi dư nợ vay tăng 13% so với cùng kỳ cho thấy Tập đoàn đang nỗ lực giảm chi phí đi vay xuống mức tối ưu.
>> Thế Giới Di Động: 'Tay buôn tiền' vừa lãi kỷ lục 380 tỷ đồng từ chênh lệch vay gửi, cũng từng có lúc “lỗ sấp mặt”