Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn khát vốn, vì đâu?

Ngày đăng 14:54 21/09/2023
Ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn khát vốn, vì đâu?

Lượng tiền lớn trên thị trường đang dư thừa nhưng doanh nghiệp vẫn không hấp thụ được. Tài chính Ngân hàngNgân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn khát vốn, vì đâu?Dương Lam • {Ngày xuất bản}Lượng tiền lớn trên thị trường đang dư thừa nhưng doanh nghiệp vẫn không hấp thụ được.

“Vốn ngân hàng hiện nay đang dư thừa, nói cách khác ngân hàng đang phải chữa bệnh thừa tiền. Chữa bệnh thiếu tiền đã khó nhưng chữa bệnh thừa tiền còn khó hơn. Nếu thiếu tiền, Ngân hàng Nhà nước có thể cho vay tái cấp vốn, nhưng thừa tiền thì Ngân hàng Nhà nước cũng không 'cứu' được”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết.

Trong bối cảnh này, đẩy mạnh bơm tín dụng ra nền kinh tế là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Tuy vậy, theo ông Đào Minh Tú, để có thể thúc đẩy tín dụng, cần có sự tháo gỡ từ hai phía.

Gói tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp

Ông Ngô Minh Hiển, Tổng Giám đốc CTCP Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn (Cà Mau) cho biết, tôm quảng canh chính vụ của Cà Mau được thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6. Doanh nghiệp cần tiền vào thời điểm này để mua sản phẩm cho người nông dân. Doanh nghiệp mua tôm cũng theo mùa vụ, nhưng hạn mức ngân hàng chỉ cho vay 100 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến doanh nghiệp “đứt vốn”, không thể tiếp tục thu mua, nông dân phải bán qua thương lái, qua nhiều trung gian khác nhau nên không có giá tốt. Đến khi doanh nghiệp vay được vốn thì phải quay lại mua tôm với giá cao vì trái vụ, còn nông dân không bán được cho doanh nghiệp thì thường xuyên dẫn đến tình trạng giá tôm chính vụ “rẻ như khoai lang”.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc tài chính của Lộc Trời, doanh nghiệp dự tính năm 2023 cần đến lượng vốn khoảng 8.000 tỷ đồng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang năm 2024, doanh nghiệp này có thể cần lượng vốn lưu động gần gấp đôi, lên tới 15.000 tỷ đồng.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nguồn tín dụng ngân hàng là lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, ông Nhiên cho rằng cần thiết kế những gói vay phù hợp với đặc thù của từng ngành, thậm chí từng doanh nghiệp trong từng thời điểm.

Bởi theo ông, các gói vay cho doanh nghiệp lúa gạo hiện nay thường được các ngân hàng giới hạn chỉ có thời hạn 6 tháng. Ông Nhiên cho rằng, với một doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị như Lộc Trời, thời hạn vay 6 tháng là quá ngắn. Do đó, ông kiến nghị ngành ngân hàng có những gói tín dụng kéo dài từ 10 - 12 tháng.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng thừa nhận, nếu doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi giá trị thì cần vay vốn với thời hạn 12 tháng, vì doanh nghiệp đầu tư từ đầu vụ đến cuối vụ rồi lại gối tiếp vụ sau. Với Trung An, do vòng quay vốn ngắn nên ông cho biết, vay vốn kỳ hạn 6 tháng là phù hợp. Thậm chí dù ký hợp đồng 6 tháng nhưng doanh nghiệp này toàn trả nợ ngân hàng trước hạn vì sau khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo là tiền về trước khi đến hạn trả nợ cho nhà băng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Không có tài sản bảo đảm, khó vay vốn

Ông Vũ Công Huân, Giám đốc CTCP HDC (HM:HDC) cho hay: “Hiện nay, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là thiếu nguồn vốn. Để có thêm nguồn lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, chúng tôi đã tiếp cận với ba ngân hàng và được phê duyệt tổng hạn mức tín dụng là 80 tỉ đồng”.

Song thực tế, theo ông Huân, hiện cả ba ngân hàng mới chỉ giải ngân khoảng 10 tỉ đồng theo hình thức tín chấp. Nếu muốn được giải ngân thêm thì phải có tài sản thế chấp. Đây là điều kiện vô cùng khó với DN vừa và nhỏ.

Ngân hàng muốn doanh nghiệp phải minh bạch

Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng đều cho hay, việc giải ngân khó khăn vì nhiều lý do, nhất là với các doanh nghiệp ngành lúa gạo, thuỷ sản.

Thứ nhất, đặc thù thu mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân không có hóa đơn chứng từ gây khó khăn NHNN trong giải ngân cho vay bằng tiền mặt và kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Bên cạnh đó, phần lớn tài sản bảo đảm trong cho vay nông nghiệp nông thôn là đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy hải sản,... có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao.

Thứ ba, đối với tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, khoản phải thu khó quản lý và dễ dẫn đến tình trạng trùng lắp giữa nhiều ngân hàng (một tài sản đảm bảo có thể được sử dụng để thế chấp tại nhiều ngân hàng).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Đại diện NHTM, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV (HM:BID) chia sẻ, ngân hàng mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp song ngược lại cũng mong các doanh nghiệp doanh nghiệp minh bạch để tạo niềm tin với ngân hàng.

Hiện tỷ lệ cho vay tín chấp cao, doanh nghiệp càng minh bạch thì ngân hàng càng có điều kiện đẩy mạnh tín dụng. Đồng thời, cũng mong doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi, không hoạt động ngoài ngành để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Top 5 cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng lãi đến 39% ]]>

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.