Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng: Vẫn có thể “lách” sở hữu chéo?

Ngày đăng 18:02 21/02/2024
Giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng: Vẫn có thể “lách” sở hữu chéo?

Vietstock - Giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng: Vẫn có thể “lách” sở hữu chéo?

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi giảm trần tỷ lệ sở hữu ngân hàng nhằm giảm tình trạng sở hữu chéo. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, việc giảm tỷ lệ này không có nhiều tác động, trừ khi có công cụ để thực hiện và kiểm soát.

* Thống đốc NHNN: Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm bảo đảm an toàn hệ thống, chống thao túng, sở hữu chéo

* Luật các TCTD (sửa đổi): Bảo đảm hiệu quả và phát triển hoạt động ngân hàng

Trong Luật Các TCTD (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 có một quy định đáng chú ý là giảm trần sở hữu tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của các cổ đông tổ chức, cổ đông và người liên quan sẽ giảm, nhưng không áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, giới hạn trần sở hữu tại một ngân hàng đối với cá nhân không đổi ở mức 5%. Tuy nhiên, một tổ chức không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của TCTD, bao gồm cả sở hữu gián tiếp, thay vì 15% như trước. Cổ đông và người có liên quan cũng không sở hữu quá 15% vốn thay vì 20% như trước.

Cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên của một TCTD khác.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Khi giải trình trực tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức tại ngân hàng; việc này sẽ giúp đa dạng cơ cấu cổ đông, tăng tính đại chúng và hạn chế chi phối, thâu tóm ngân hàng.

Thêm vào đó, cơ quan thường trực Quốc hội cho rằng, tỷ lệ sở hữu của tổ chức giảm từ 15% xuống 10% cũng phù hợp với định hướng đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD, gắn với xử lý nợ xấu 2021-2025.

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của TCTD; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.

Cổ đông lớn ngân hàng nào sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu?

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/12/2022, nếu điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông là tổ chức từ 15% xuống 10% vốn điều lệ, sẽ có 17 cổ đông là tổ chức tại 13 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 công ty tài chính có mức sở hữu cổ phần vượt 10%.

Danh sách cổ đông lớn tại các ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Geleximco Tổng hợp Hà Nội đang sở hữu 12.78% vốn tại ABBank với hơn 132 triệu cp ABB (ST:ABB). Trong khi đó, Phó Chủ tịch HĐQT ABBank Vũ Văn Tiền sở hữu gần 3.8 triệu cp ABB, tương đương 0.37% vốn.

Tại PGBank (PGB), sau khi Petrolimex (HM:PLX) thoái vốn, 3 cổ đông lớn trong nước khác thay thế là: CTCP Quốc tế Cường Phát sở hữu 40.6 triệu cp (13.54%); CTCP Thương mại Vũ Anh Đức nắm giữ 40 triệu cp PGB (13.36%) và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh đang sở hữu 39.2 triệu cp PGB (13.1%).

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đang sở hữu 14.14% vốn tại MB, tương đương gần 641 triệu cp MBB (HM:MBB).

Tuy nhiên, trong Luật Các TCTD (sửa đổi) cũng quy định giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông và người có liên quan không sở hữu quá 15%.

Người có liên quan được liệt kê cụ thể, bao gồm các mối quan hệ gia đình (cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế, anh chị em…) hay các công ty mẹ, công ty con. Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của NHNN thông qua hoạt động thanh tra, giám sát.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo luật mới sửa đổi, hiện nay, một số ngân hàng dù không có cổ đông lớn vượt tỷ lệ sở hữu nhưng người có liên quan cũng sở hữu lượng tỷ lệ “gần lớn”.

CTCP Tập đoàn Masan (HM:MSN) đang sở hữu 14.88% vốn tại Techcombank (HM:TCB), tương đương hơn 524 triệu cp TCB. Song song đó, ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Masan - đang sở hữu hơn 9.4 triệu cp TCB (0.27%).

Tại ABBank, bên cạnh sở hữu vượt tỷ lệ của Geleximco, Chủ tịch HĐQT Geleximco Vũ Văn Tiền cũng đang sở hữu 0.366% vốn tại Ngân hàng.

Tại SHB (HM:SHB), dù CTCP Tập đoàn T&T chỉ sở hữu 9.99% vốn Ngân hàng, thế nhưng Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển đang sở hữu 2.33% vốn tại SHB và thiếu gia Đỗ Quang Vinh sở hữu 0.02%.

Tuy nhiên, Luật sửa đổi cũng có điều khoản chuyển tiếp. Kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ sở hữu theo quy định của Luật sửa đổi được tiếp tục duy trì cổ phần, nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.​

Cần có công cụ kiểm soát

Trong báo cáo của CTCK Shinhan (SSV), công bố ngày 23/01/2024, nhóm nghiên cứu này đánh giá việc siết tỷ lệ sở hữu sẽ giúp hạn chế tình trạng sở hữu chéo và thao túng trong ngân hàng. Việc công bố thông tin với cổ đông sở hữu từ 1% giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu sở hữu của ngân hàng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tuy vậy, việc giám sát và thực thi của cơ quan Nhà nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng sự hiệu quả của quy định này.

Báo cáo từ CTCK SSI (HM:SSI) vừa công bố ngày 26/01/2024 cho rằng, dù vẫn chưa có hướng dẫn hay lộ trình cụ thể cho những trường hợp đang vi phạm mức trần tỷ lệ sở hữu cổ đông, nhưng luật mới cho phép các đối tượng trên được tiếp tục duy trì và không được tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện tại, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này gần như không tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu của ngân hàng hiện tại, trừ khi TCTD thực hiện phát hành riêng lẻ cho các cổ đông khác.

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng Phòng phân tích Chiến lược CTCK KIS Việt Nam đánh giá, trong ngắn hạn, Luật Các TCTD (sửa đổi) quy định giảm trần sở hữu ngân hàng sẽ làm cho một số cổ đông sẽ hạ tỷ lệ sở hữu ngân hàng với số lượng lớn. Nếu như chỉ bán ra với mức giá do cung cầu thị trường quyết định thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu ngân hàng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng của một cá nhân, tổ chức và nhóm tổ chức có liên quan nhằm để chia nhỏ quyền lực của các cổ đông. Việc điều chỉnh này là phù hợp, nhằm hạn chế việc một cá nhân hay tổ chức có thể kết hợp với các cổ đông khác để khuynh đảo, lũng đoạn ngân hàng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Song, vấn đề không phải là xác định tỷ lệ sở hữu ngân hàng ở mức nào, mà làm sao có thể thực hiện được những quy định đó. Thậm chí, nếu giảm tỷ lệ sở hữu xuống 2%, với những cổ đông cố tình lách luật, huy động thêm người để đủ tỷ lệ cổ phần theo quy định thì vẫn chi phối được ngân hàng. Vấn đề là làm sao NHNN có công cụ để kiểm soát được vấn đề sở hữu thực sự - vấn đề đã xảy ra từ rất lâu và hiện vẫn còn tiếp diễn.

PGS (HN:PGS).TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đồng quan điểm. Ông cho rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu của tổ chức từ 20% xuống còn 15% là để ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, nhưng việc này không có tác động nhiều. Nếu 1 tổ chức chia nhỏ sở hữu ra nhiều cá nhân, tổ chức đứng tên cũng thỏa điều kiện.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế có góc nhìn lạc quan hơn. Ông đánh giá chung Luật này là một trong những văn bản giúp hệ thống tài chính ngân hàng công khai, minh bạch hơn, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, đảm bảo cho hệ thống tổ chức tài chính tín dụng, cũng như đảm bảo cho các TCTD minh bạch, rõ ràng hơn.

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.