Giá vàng hôm nay 22/3 trên thị trường quốc tế tiếp tục đà tăng mạnh sau khi chính sách tiền tệ của Mỹ đem lại động lực mới cho vàng. Còn giá vàng miếng trong nước đang ngóng chờ chính sách mới. Tài chính Ngân hàngGiá vàng hôm nay 22/3/2024 thế giới tăng mạnh, trong nước chờ chính sáchNgọc Cương • {Ngày xuất bản}Giá vàng hôm nay 22/3 trên thị trường quốc tế tiếp tục đà tăng mạnh sau khi chính sách tiền tệ của Mỹ đem lại động lực mới cho vàng. Còn giá vàng miếng trong nước đang ngóng chờ chính sách mới.
Giá vàng trong nước hôm nay 22/3/2024
Chốt phiên 21/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,8 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,82 triệu đồng/lượng (bán ra).
DOJI Hà Nội niêm yết ở mức 78,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,5 triệu đồng/lượng (bán ra). DOJI TP.HCM mua vàng SJC ở mức 78,5 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 80,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quốc tế hôm nay 22/3/2024
Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 ngày 21/3 (theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.194,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.209,60 USD/ounce.
Vàng đang được tiếp thêm động lực sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed. Ảnh: Kitco.Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch (ngày 21/3, theo giờ Mỹ). Thị trường vẫn đang nhận được sự tác động tích cực từ chính sách tiền tệ ôn hòa của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, thị trường vàng gần như được tiếp thêm động lực mới. Cụ thể, vàng thế giới đã tăng mạnh khi Fed quyết định giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp lần này, đồng thời cho biết khả năng sẽ có 3 lần giảm lãi suất trong năm 2024.
Bên cạnh đó, vàng cũng được hưởng lợi nhờ sức mạnh của đồng USD yếu hơn sau quyết định của Fed.
Theo nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong tại New York, vàng có nhiều động lực để phục hồi trở lại các mức cao mọi thời đại mới khi rủi ro chính sách tiền tệ từ Fed không còn nữa. Đồng thời, ông Tai Wong cho rằng, vàng cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng địa chính trị.
Chiến lược gia hàng hóa David Wilson của BNP Paribas cũng cho biết, nhu cầu mua vàng của các nhà bán lẻ và nhà đầu tư tại Trung Quốc đang tăng lên và đó là cũng là động lực mạnh mẽ với kim loại quý.
Dự báo giá vàng
Các nhà giao dịch hiện định giá 73% khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 6, tỷ lệ này tăng so với mức 65% trước khi Fed họp chính sách tiền tệ.
Các chuyên gia dự báo, mặc dù trì hoãn cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vừa qua nhưng Fed dự kiến có 3 lần cắt giảm trong năm nay và thời điểm bắt đầu vào tháng 6.
Kim loại quý màu vàng được dự báo có thể lên 2.200-2.400 USD/ounce trong nửa cuối năm 2024.
Ở trong nước, mặc dù giải pháp Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng là giải pháp quan trọng để kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nhưng từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa tổ chức đấu thầu bán vàng miếng tăng cung trên thị trường.
Sau gần 10 năm, nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường hạn chế có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế duy trì ở mức cao.
NHNN cho biết sẽ đề xuất trong thời gian tới áp dụng việc cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tăng cung vàng miếng trên thị trường được cho là sẽ giải quyết được vấn đề chênh lệch giá.
Giá vàng nhẫn tăng dữ dội, tiến sát đỉnh 71 triệu đồng