💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Doanh nghiệp lo lâm nợ khi hàng hóa mắc kẹt ở cửa khẩu

Ngày đăng 15:18 20/12/2021
Doanh nghiệp lo lâm nợ khi hàng hóa mắc kẹt ở cửa khẩu

Vietstock - Doanh nghiệp lo lâm nợ khi hàng hóa mắc kẹt ở cửa khẩu

Hàng nghìn container nông sản đang mắc kẹt tại các cửa khẩu chình quyền, doanh nghiệp lo lắng. Nguy cơ hàng hư hỏng, mất trắng vốn đầu tư có thể xảy ra.

Hàng nông sản mắc kẹt tại các cửa khẩu ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang khiến nhiều địa phương lo lắng.

Một số địa phương trong đó có Bình Thuận đã có khuyến cáo đến doanh nghiệp, người dân cần chủ động trong tìm kiếm thị trường, kế hoạch sản xuất hợp lý tránh rủi ro.

Lo hàng nông sản hư hỏng

Theo Hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận, hiện địa phương có khoảng 500 xe container thanh long đang mắc kẹt tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

“Cuối năm nhu cầu thanh long của thị trường Trung Quốc rất lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh phía Trung Quốc siết chặt các quy định thông quan như hiện tại sẽ xảy ra khả năng hàng thanh long hư hỏng. Hàng hóa hư hỏng nguy cơ lỗ nặng cho các doanh nghiệp của địa phương”, lãnh đạo Hiệp hội thanh long Bình Thuận nói.

Ngày nào ông Huỳnh Văn Chức (phải) cũng mở thùng lạnh để kiểm tra gần 25 tấn thanh long của mình vì lo sợ sẽ hư hỏng khi mắc kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Thạch Thảo.

Còn theo các nhà vườn, hiện thanh long đang vào vụ trái mùa, giá thu mua giao động ở mức 12.000-15.000/kg. "Dù hàng hóa mắc kẹt ở các cửa khẩu, nhưng doanh nghiệp vẫn đang thu mua nhiều”, anh Tiến, chủ vườn thanh long ở xã Phong Nẫm, TP Phan Thiết, cho biết.

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết sau khi có thông tin hàng hóa đang ùn ứ tại các cửa khẩu, đơn vị đã có văn bản kiến nghị đến các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có sự phối hợp trong việc điều tiết, vận chuyển hàng hóa lên các cửa khẩu hợp lý trong bối cảnh thanh long của địa phương đang dồn ứ.

Dịp này, Sở Công Thương Bình Thuận cũng kiến nghị Sở NN&PTNT tiếp tục rà soát tình hình sản xuất và hướng dẫn cụ thể các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ trong thời gian tới, tránh tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, giá giảm sâu.

Đối với các doanh nghiệp, Sở Công Thương Bình Thuận yêu cầu thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các quy định về phòng, chống kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang… Qua đó, có phương án điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu thanh long nói riêng và các loại trái cây, nông sản nói chung sang Trung Quốc.

Sở Công Thương Bình Thuận kiến nghị các doanh nghiệp cần liên hệ với đối tác để đàm phán chuyển dần sang hình thức chính ngạch để giảm thiểu rủi ro mà hình thức thương mại tiểu ngạch có thể đem lại.

Xe nông sản vẫn dồn về cửa khẩu

Trong khi đó, theo Sở Công Thương Lạng Sơn, đến ngày 16/12, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đang tồn 1.263 xe. Trong đó có 138 xe chờ xuất khẩu, 1.125 xe tồn tại bãi xe trung chuyển. Mặt hàng tồn chủ yếu là mít, thanh long, ván bóc, kinh kiện điện tử.

Còn tại Cửa khẩu chính Chi Ma đang tồn gần 700 xe, chủ yếu là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm…

Hàng nghìn container đang mắc kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, nguyên nhân là từ ngày 8/12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái, do nghi phát hiện 3 ca nhiễm Covid-19 tại Trấn Ái Điểm (huyện Ninh Minh, Trung Quốc).

Từ ngày 10/12, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã gửi thư công tác đề nghị huyện Ninh Minh khôi phục lại cặp cửa khẩu này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía đối tác.

Cũng theo Sở Công Thương Lạng Sơn, đến ngày 16/12, tại Cửa khẩu phụ Tân Thanh đang tồn 2.601 xe container hàng nông sản. Trong đó, 951 xe tồn tại bãi xe Bảo Nguyên, 1.230 xe tồn tại khu phi thuế quan; 180 xe tồn tại ngã 3 đường Khả Phong đến barie số 2 đường xuất nhập khẩu chuyên dụng và 250 xe tồn tại bãi Cốc Nam.

Theo thống kê của Sở Công Thương Lạng Sơn, mặt hàng tồn chủ yếu ở Cửa khẩu Tân Thanh, gồm dưa hấu (tỉnh Quảng Ngãi), thanh long (tỉnh Bình Thuận), chuối xanh (tỉnh Tiền Giang), mít (tỉnh Đắk Lắk, Tiền Giang) và xoài (tỉnh Bình Định).

Lãnh đạo Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết đến ngày 16/12, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn là 4.551 xe và số xe tồn đang ngày càng nhiều hơn.

“Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông báo, khuyến cáo thường xuyên, liên tục qua các kênh liên lạc khác nhau tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về tình hình ùn ứ, ách tắc khối lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lượng hàng vẫn tiếp tục được dồn lên các cửa khẩu rất nhiều”, Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán, kiến nghị với các bộ, ngành và chính quyền địa phương phía Trung Quốc triển khai các giải pháp nhằm tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông quan và xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề phát sinh tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để có giải pháp xử lý phù hợp.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản; đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như chế biến nông sản để chủ động các phương án, kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Xuân Hoát

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.