🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Chiến lược sai lầm của McDonald’s ở Việt Nam

Ngày đăng 16:54 22/01/2020
Chiến lược sai lầm của McDonald’s ở Việt Nam
MCD
-

Vietstock - Chiến lược sai lầm của McDonald’s ở Việt Nam

Khi vừa chào sân thị trường Việt Nam năm 2014, cái tên McDonald (NYSE:MCD) hứa hẹn sẽ gây nên những cơn sốt lớn trong thị trường dịch vụ đồ ăn nhanh.



Nhiều đoàn người xếp hàng chờ đợi để mua đồ ăn, hơn 400.000 thực khách chia sẻ thông tin về McDonald trong tháng khai trương đầu tiên. Tất cả đều như dự đoán về một tương lai tươi sáng của McDonald’s ở đất nước này.

Tuy nhiên trong kinh doanh, thực tế đôi khi tàn nhẫn hơn nhiều so với dự đoán. Cho đến bây giờ, McDonald’s mới chỉ mở vỏn vẹn được 22 cửa hàng trên khắp cả nước. Cây bút Leo Saini của trang Business Blunder đã chỉ ra các sai lầm về chiến lược của ông lớn đồ ăn nhanh tại Việt Nam này.

1. Đồ ăn Việt còn nhanh hơn cả đồ ăn nhanh McDonald’s



Ở Việt Nam, dù không có khái niệm “đồ ăn nhanh” nhưng tất cả các món ăn đều rất nhanh. Dù là phở hay bánh mì, thì khách hàng đều có rất nhiều lựa chọn nhanh gọn lẹ cho các bữa ăn.

Phở, người bán chỉ cần vài chục giây chuẩn bị là có thể phục vụ khách hàng. Bánh mì cũng vậy, chỉ mất khoảng một phút, người bán đã xẻ bánh mì, bỏ nhân xong vào bánh để đưa đến tay khách hàng.

Vậy nên điểm độc đáo nhất trong chiến lược kinh doanh của McDonald’s - Nhanh - đã “không còn đất dụng võ” tại thị trường Việt Nam.

2. Cạnh tranh khốc liệt với các quán địa phương



Theo thống kê trong năm 2018, trên cả nước Việt Nam có khoảng 540.000 đơn vị phục vụ dịch vụ ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng địa phương.

Ăn uống vỉa hè đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam. Thức ăn đủ các kiểu đều có ở mọi nơi, dù trên các lề đường hay trên những con thuyền dưới sông. Trong khi đó, thực đơn của McDonald’s chỉ xoay quanh các loại burger và nước uống. Rõ ràng, người Việt Nam có nhiều lựa chọn rẻ hơn, ngon hơn, phù hợp hơn ở bên ngoài so với trong những cửa hàng McDonald’s

3. McDonald’s áp giá “tây” vào thị trường “ta”



Hiện tại, một phần Big Mac ở Việt Nam có giá khoảng 65.000 VNĐ (2.82 USD). Đây là cái giá hợp lý cho đời sống phương Tây. Tuy nhiên với mức chi tiêu ở Việt Nam, giá cả này khá xa xỉ và không thích hợp dùng hàng ngày.

Theo Numeo, một bữa ăn ở Việt Nam chỉ tốn trung bình khoảng 50.000 VNĐ (2.16 USD), trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có thể đắt gấp đôi, khoảng 100.000 VNĐ (4.32 USD).

Việc phải chi trả gấp đôi cho một chiếc burger, một cốc nước ngọt và một vài miếng khoai tây chiên đã kéo dài hố sâu giữa khách hàng và McDonald’s. Mặc dù McDonald’s đã có một vài món cải biến phù hợp khẩu vị địa phương, như món cơm gà và cơm tấm, tuy nhiên không phải thực khách Việt Nam nào cũng đủ tài chính để làm khách quen ở các cửa hàng McDonald’s.

4. Người Việt quen ăn chung



Không phù hợp với văn hóa địa phương là lý do dẫn đến sự thất bại của Starbucks ở Úc và KFC ở Israel.

Trong văn hóa Việt Nam, cả gia đình hoặc nhóm bạn ngồi ăn và cùng nhau chia sẻ đồ ăn là một việc rất bình thường. Khi ấy, phong cách ẩm thực của McDonald’s không hề phù hợp với nét văn hóa này.

Thứ nhất, Burger không phải là món để chia sẻ với người khác. Thứ hai, việc phải ăn nhanh để dành không gian cho những người đến sau không phù hợp cho thói quen ăn chuyện trò vui vẻ kéo dài của người Việt.

Kết luận

Bước vào một thị trường đông đúc không hề dễ dàng, ngay cả với người làm việc tự do hay các tập đoàn lớn. Bắt đầu đã khó, trụ vững và phát triển lại càng khó hơn.

Giờ đây, tại Việt Nam, McDonald’s đang phải đối đầu với hàng loạt cửa hàng ẩm thực địa phương. Tuy nhiên những chỉ số phát triển hiện tại không phải là dấu hiệu lạc quan cho tương lai của McDonald’s ở Việt Nam.

Còn theo bạn, tương lai của McDonald’s ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Hải Vy

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.