Investing.com – dưới đây là 5 điều cần biết về thị trường ngày thứ Hai, 13/8:
1. Khủng hoảng đồng Lira
Đồng Lira tiếp tục giảm xuống mức kỷ lục mới sau khi đã giảm 16% vào thứ Sáu.
Đồng Lira đã giảm 10% qua đêm để đạt mức thấp 7.1326 so với đồng Đôla trước khi phục hồi nhẹ, đạt 6.8657, tương đương giảm 7.3% trong ngày.
Đồng Lira được hỗ trợ phần nào khi ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp bằng thanh khoản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng. Động thái này giúp đưa 10 tỷ Lira, 6 tỷ USD và lượng vàng tương đương 3 tỷ USD vào hệ thống, ngân hàng Trung ương thông báo.
Động thái của Ngân hàng trung ương đến sau khi Bộ trưởng tài chính Berat Albayrak, con rể của tổng thống Erdogan, nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt đầu thực thi kế hoạch hành động về kinh tế để trấn an nhà đầu tư, tuy nhiên, ông không đưa ra chi tiết các bước.
Đồng Lira đã mất gần 50% giá trị trong năm nay, phần lớn liên quan đến việc sức ảnh hưởng lớn dần của Tổng thống Erdogan lên nền kinh tế. Ông lặp đi lặp lại yêu cầu đưa lãi suất xuống mức thấp trong khi lạm phát ở mức cao và mối quan hệ xấu đi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
2. Lo ngại lây lan sang các thị trường mới nổi
Đồng tiền của các thị trường mới nổi cũng bị ảnh hưởng khi khủng hoảng đồng Lira nghiêm trọng hơn với lo ngại rằng khủng hoảng sẽ lan rộng.
Đồng Rand của Nam Phi giảm 3% so với Đôla xuống 14.4691. Rand đã giảm hơn 10% trong phiên trước xuống mức thấp nhất 2 năm ở 15.4645.
Đồng Ruble của Nga cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4 năm 2016 so với Đôla do giá Dầu giảm và các lo lắng về lệnh trừng phạt mới của Mỹ lên Nga.
Đồng Rupee của Ấn Độ cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD với tỷ giá USD/INR ở mức 69.813.
Đồng Peso của Mexico và Rupiah của Indonesia cũng nằm trong vòng xoáy giảm.
3. Đôla tăng lên mức cao nhất 13 tháng
Đồng Đôla Mỹ tăng lên mức cao nhất 13 tháng khi khủng hoảng đồng Lira đẩy lực cầu đối với tài sản an toàn lên cao.
USD index, chỉ số đo sức mạnh đồng Đôla so với rổ 6 loại tiền tệ, ở mức 96.30, sau khi lên mức cao nhất kể từ 27 tháng 6 năm 2017 là 96.39 trước đó.
Đồng Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ cũng được hỗ trợ tăng.
Đồng Euro lại giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 năm với tỷ giá EUR/USD giảm 02% còn 1.1388 sau khi chạm mức thấp 1.1365 trước đó.
Đồng Bảng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2017 với tỷ giá GBP/USD ở mức 1.2760, bị chịu áp lực giảm do đồng Đôla mạnh và lo ngại về một Brexit mà không có thỏa thuận.
4. Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm vì ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm do khủng hoảng đồng Lira nghiêm trọng hơn làm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư giảm sút.
Thị trường châu Á giảm với các ngành đều giảm do bán tháo vì ảnh hưởng bởi làn sóng giảm giá tài sản Thổ Nhĩ Kỳ lây lan.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khoảng 2%, nhiều nhất khu vực, với đồng Yên tăng khoảng 0.5% so với các đồng tiền chính.
Một vài thị trường mới nổi cũng giảm. Thị trường Indonesia và Philippines giảm lần lượt 3.6% và 2.2%.
Thị trường Châu Âu cũng không khá hơn, cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất 3 tuần khi khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ làm nhà đầu tư lo ngại đến những rủi ro mà ngân hàng Châu Âu có thể gặp phải.
Tại Mỹ, thị trường chứng khoán tương lai dự kiến bắt đầu tuần mới với chiều hướng giảm, với các chỉ số chính giảm.
Dow tương lai giảm 85 điểm, khoảng 0.4% lúc 5:45AM ET, S&P 500 tương lai giảm 9 điểm, khoảng 0.3% và Nasdaq 100 tương lai giảm 27 điểm, khoảng 0.4%.
5. Vàng giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng
Với thị trường hàng hóa, giá vàng giảm. Giá vàng giao ngay chạm mức thấp nhất 17 tháng khi nhà đầu tư đi tìm các tài sản có ít rủi ro như Đôla Mỹ, Franc Thụy Sỹ hay Yên Nhật.
Vàng giao ngay giảm 8.50USD, khoảng 0.7%, còn 1,203.4USD, tăng nhẹ so với mức thấp nhất ngày là 1,202.98, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2017.
Đồng Đôla mạnh lên làm cho vàng trở nên đắt hơn đối với nhà đầu tư nắm giữ ngoại tệ.