Vietstock - Thu thuế từ thương mại điện tử gia tăng nhờ đâu?
Theo PGS (HN:PGS).TS. Đinh Trọng Thịnh, trong thời gian gần đây, khi chúng ta có VneID của Bộ Công an thì việc tích hợp các dữ liệu của rất nhiều cơ quan đang tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ Tổng Cục thuế quản lý thương mại điện tử (TMĐT) này mà nó còn là điều kiện để chúng ta quản lý tốt hơn các lĩnh vực khác liên quan đến cả kinh tế và xã hội.
Chiều ngày 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Việc làm sao thu đúng thu đủ, thu chính xác đối với hoạt động TMĐT trở thành khó khăn chung với hầu hết cơ quan thuế trên thế giới - Ảnh VGP/Nhật Bắc
|
Chia sẻ tại Tọa đàm, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, TMĐT là hình thức kinh doanh mới trên thế giới, là hình thức thay đổi rất nhanh chóng, trong khoảng thời gian rất ngắn đã có những hình thức kinh doanh mới ra đời. Chính vì lẽ đó, việc quản lý TMĐT cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm sao thu đúng thu đủ, thu chính xác đối với hoạt động TMĐT trở thành khó khăn chung với hầu hết cơ quan thuế trên thế giới, kể cả những cơ quan thuế rất phát triển như Mỹ hay Liên minh châu Âu …ở Việt Nam, việc chúng ta nghiên cứu, đề ra các biện pháp thu đối với lĩnh vực này cũng chưa có gì mới.
Ngay từ những năm mới gần đây (năm 2021), chúng ta cũng chỉ thu một vài nghìn tỷ đồng từ thương mại điện tử này. Chỉ từ năm 2022 trở lại đây khi chúng ta có eTax Mobile, lúc đó chúng ta mới có được lượng thu tương đối lớn lên 90,000 tỷ đồng trong năm 2023. Đến năm 2024, mới có khả năng thu được trên 100,000 tỷ đồng.
Rõ ràng ở đây là sự cố gắng, nỗ lực của Tổng Cục thuế, cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương hay Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chính quyền các địa phương trong việc kết hợp để quản lý các đối tượng khác nhau trên địa bàn.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi chúng ta có VneID của Bộ Công an thì việc tích hợp các dữ liệu của rất nhiều cơ quan đang tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ Tổng Cục thuế quản lý TMĐT này mà nó còn là điều kiện để chúng ta quản lý tốt hơn các lĩnh vực khác liên quan đến cả kinh tế và xã hội.
Đây là những nỗ lực chung của các cơ quan, ban ngành trong hoạt động kinh tế số, để chúng ta sớm quản lý được một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, khi chúng ta có quyết tâm xây dựng nền kinh tế số sớm hơn và tốt hơn.
Kinh nghiệm khai thuế, nộp thuế của các sàn TMĐT trên thế giới
Nói về kinh nghiệm thu thuế TMĐT trên thế giới, Bà Nguyễn Thị Lan Anh Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết:
Bà Nguyễn Thị Lan Anh: Ngành Thuế đã đề xuất giải pháp sửa đổi chính sách thuế một cách đồng bộ, thống nhất - Ảnh VGP/Nhật Bắc
|
Chúng tôi qua tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế do World Bank và OECD chia sẻ, nhằm quản lý thuế hiệu quả đối với hoạt động TMĐT. Một số quốc gia đã áp dụng cơ chế yêu cầu Sàn TMĐT, nền tảng số khai thuế và nộp thuế thay các nhà cung cấp và cơ chế thu thập dữ liệu từ các nền tảng số, sàn TMĐT và các đơn vị trong hệ sinh thái TMĐT đối với người nộp thuế trong nước.
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc quy định Sàn TMĐT, nền tảng số khai thuế thay, nộp thuế thay được áp dụng phổ biến trong việc quản lý thuế GTGT đối với các nhà cung cấp nước ngoài có giao dịch trên các sàn TMĐT hoặc các nền tảng số. Theo đó, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với các giao dịch qua sàn TMĐT hoặc nền tảng số thuộc về các sàn TMĐT hoặc các nền tảng số. Việc quy định như vậy sẽ giúp giảm rất nhiều gánh nặng tuân thủ đối với các nhà cung cấp, cũng như nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thuế.
Một số quốc gia áp dụng cơ chế này đối với người nộp thuế trong nước. Chẳng hạn, Bỉ và Uruguay cũng áp dụng cơ chế thuế khấu trừ tại nguồn đối với nền kinh tế chia sẻ. Ngoài ra, tại một số bang của Mỹ đã yêu cầu một số sàn TMĐT lớn trên thế giới có trách nhiệm thu hộ và nộp thuế thay cho người bán (bao gồm cả người bán trong nước và nước ngoài).
Thực tiễn thế giới cũng cho thấy một số quốc gia áp dụng cơ chế thu thập dữ liệu từ các sàn TMĐT, nền tảng số nước ngoài. Quy định này được các quốc gia quy định khá phá biến.
Vào tháng 7/2020, OECD đã công bố các quy tắc mẫu được thiết kế để trở thành một phần của quy trình quốc tế nhằm thu thập và chia sẻ thông tin về các nhà cung cấp sử dụng nền tảng kỹ thuật số để bán dịch vụ.
Vào tháng 3/2021, Liên minh Châu Âu đã áp đặt một nghĩa vụ mới đối với các nhà vận hành nền tảng số phải báo cáo thông tin thu nhập của người bán hàng trên các nền tảng của họ và để các quốc gia thành viên tự động trao đổi thông tin này.
Một số quốc gia đã yêu cầu trực tiếp các nhà vận hành nền tảng ở nước ngoài cung cấp dữ liệu về các doanh nghiệp trong nước sử dụng các nền tảng đó. Tại Trung Quốc, cũng áp dụng quy định yêu cầu các sàn TMĐT khai báo thông tin về hoạt động mua bán, các thông tin về thuế có liên quan của các giao dịch cho cơ quan thuế và lưu trữ các thông tin này trong tối thiểu 3 năm.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai tại Việt Nam, Tổng cục Thuế đã đề xuất một số nội dung trong quá trình sửa đổi Luật Quản lý thuế, Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn theo hướng tăng cường trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho người bán tại nguồn của các sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến, đồng thời tăng cường trách nhiệm cung cấp thông tin của các sàn TMĐT và các đơn vị cung cấp dịch vụ logistic.
Nhật Quang