🥇 Quy tắc đầu tư hàng đầu là gì? Bạn biết khi nào có thể tiết kiệm! InvestingPro giảm tới 55% trước ngày THỨ SÁU ĐENNHẬN ƯU ĐÃI

Suýt mất hơn 20.000 tỉ đồng vốn nhà nước

Ngày đăng 13:50 22/08/2017
Suýt mất hơn 20.000 tỉ đồng vốn nhà nước

Vietstock - Suýt mất hơn 20.000 tỉ đồng vốn nhà nước

Năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán kết quả định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp nhà nước, qua đó đã xác định vốn nhà nước tăng thêm 20.818 tỉ đồng.

Ngày 21-8 tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức hội thảo xác định giá trị doanh nghiệp (DN) trước khi cổ phần hóa (CPH) và vai trò của KTNN. Đây được xem là một khâu quan trọng để hạn chế tình trạng thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình CPH.

Bán rẻ tài sản

Để bảo đảm sự chặt chẽ trong việc CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ đã quy định các DN có quy mô lớn phải được KTNN kiểm toán kết quả định giá DN và xử lý các vấn đề tài chính trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch CPH.

Tại hội thảo, TS Hồ Đức Phớc, Tổng KTNN, đưa ra con số làm nhiều người giật mình: Năm 2016, KTNN đã kiểm toán kết quả định giá DN và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi CPH của 7 DNNN, qua đó đã xác định vốn nhà nước tăng thêm 20.818 tỉ đồng.

Theo KTNN, việc định giá DN và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị DN CPH của các đơn vị còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với quy định hiện hành, làm giảm giá trị tài sản được định giá. Thể hiện ở những hạn chế trong lựa chọn phương pháp định giá, xác định giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh, giá trị các khoản đầu tư tài chính, giá trị quyền sử dụng đất...

Tại hội thảo, ông Hà Quang Hàm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho rằng: "Trong thực tế, quá trình CPH có tình trạng định giá thấp hơn giá trị DN, bán rẻ tài sản của nhà nước. Do đó, cần thiết phải có sự vào cuộc của KTNN. Việc thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình CPH đã xảy ra rồi, như Điện Quang bán tài sản với giá rất thấp. Các chuyên gia của Anh đã chỉ cho chúng ta thấy có DN vừa đưa cổ phiếu ra thị trường, ngay phiên đầu tiên đã tăng giá 72% so với giá trị. Ta đang phát triển theo kinh tế thị trường thì vấn đề định giá tài sản đúng chuẩn cần phải hết sức lưu ý để không làm thất thoát tài sản nhà nước".

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, nhìn nhận thông thường, DN có kết quả thẩm định giá trị DN rồi là rất yên tâm và không đặt vấn đề tin hay không tin kết quả thẩm định. Nhưng KTNN phát hiện số chênh lệch hàng chục ngàn tỉ đồng như trên là rất đáng hoan nghênh và cho thấy công tác này cần phải đẩy mạnh.

Đầu cơ, trục lợi

Viện trưởng Viện Kinh tế, ông Trần Đình Thiên, dẫn lại số liệu đã có khoảng 4.516/gần 6.000 DNNN được CPH, đạt 96,5% kế hoạch. Địa bàn hoạt động của DNNN cũng giảm từ 60 ngành nghề, lĩnh vực xuống còn 19 ngành nghề, lĩnh vực then chốt nhưng lại chỉ có 8% vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân trong quá trình 20 năm nỗ lực CPH. Nếu xét thuần túy về mặt số lượng thì CPH đã đạt kế hoạch đề ra nhưng xét về thực chất nhìn từ mục tiêu tái cơ cấu kinh tế (phân bổ lại nguồn lực) thì kết quả CPH đạt được có thể coi là bằng 0. DNNN vẫn đang "chốt giữ" nguồn lực quan trọng của đất nước nhưng hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, phải cần đến 1,63 đồng vốn (năm 2011) và 2,15 đồng vốn (năm 2014) mới tạo ra được 1 đồng doanh thu, trong khi con số tương ứng của khu vực DN ngoài nhà nước là 1,21 đồng và 1,42 đồng; còn khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mất 1,05 đồng và 1,12 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu. Viện trưởng Trần Đình Thiên phân tích với tỉ lệ nắm giữ 8% vốn tại DNNN, những chủ thể mới của DN CPH trên thực tế bị loại khỏi quyền tham gia điều hành hoạt động của DN. Điều này lý giải vì sao DN tư nhân ít mặn mà với việc "mua" DNNN bởi họ không thể đưa tiền của mình cho người khác tiêu. "Sự sôi động của quá trình CPH trong thời gian qua, nếu có, thực chất chỉ là nhờ các hoạt động đầu cơ mang tính trục lợi đối với tài sản DNNN được bán ra do cách thức và quy trình CPH, đặc biệt là quy trình cung cấp thông tin và định giá thường lỏng lẻo một cách có chủ đích" - ông Thiên nói.

Mặt khác, do quyền tài sản không được xác lập rõ ràng, tài sản quan trọng nhất là mặt bằng, đất đai gắn với lợi thế địa điểm không được mang ra định giá và bán do nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu sau khi CPH làm cho quá trình CPH DNNN thường dễ biến thành một quá trình trục lợi mà phần thiệt luôn thuộc về nhà nước, còn lực lượng luôn bị cản trở tiếp cận nguồn lực và cơ hội phát triển là cộng đồng DN tư nhân.

Về phương pháp định giá, TS Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, đề nghị rất cần thiết quy định khi xác định giá trị DN phải áp dụng ít nhất 2 phương pháp, trong đó một phương pháp chính và một phương pháp có tính chất kiểm tra, đối chiếu. 

Hàng loạt doanh nghiệp tăng thêm vốn

Một số DN tăng vốn mạnh sau kiểm toán kết quả xác định giá trị DN.

Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn đã được KTNN điều chỉnh thêm 5.359 tỉ đồng, lên 72.874 tỉ đồng.

Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tăng 1.994 tỉ đồng, lên 60.623 tỉ đồng.

Công ty mẹ - Tổng Công ty Dầu Việt Nam tăng thêm 512 tỉ đồng, lên 19.308 tỉ đồng.

Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam tăng thêm 575 tỉ đồng, lên 49.868 tỉ đồng.

Công ty mẹ - Tổng Công ty XNK Thanh Lễ tăng thêm 95 tỉ đồng, lên 7.505 tỉ đồng.

Công ty mẹ Vinafood II tăng thêm 362 tỉ đồng, lên 14.630 tỉ đồng.

Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist tăng thêm 110 tỉ đồng, lên 6.145 tỉ đồng.

Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam tăng 293 tỉ đồng, lên 4.249 tỉ đồng.

Qua kiểm toán bằng phương pháp tài sản, KTNN đã kiến nghị điều chỉnh tăng thêm vốn nhà nước tại 8 DN trên là 8.454 tỉ đồng.(Nguồn: Kiểm toán Nhà nước).

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.