Dịch vụ
Vietstock - Sacombank đẩy mạnh số hóa hệ sinh thái ngân hàng
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ không ngừng đổi mới, du nhập vào thị trường Việt Nam, đồng thời đặt ngành ngân hàng vào thế cơ hội và thách thức song hành.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà băng đã chủ động đầu tư vào kỹ thuật hiện đại, xây dựng và số hóa hệ sinh thái ngân hàng nhằm tận dụng thành tựu thế giới, tránh tụt hậu và tăng khả năng cạnh tranh. Điển hình là Sacombank, hệ sinh thái ngân hàng của Sacombank bắt nguồn từ nền tảng cho phép quản trị rủi ro, tổng hợp, phân loại, phân tích dữ liệu (nghiệp vụ nội bộ) cho đến công cụ sử dụng dữ liệu, tạo ra sản phẩm và cuối cùng là công cụ bán hàng, đo lường doanh số, phản ứng của khách hàng (kênh bán hàng và gia tăng trải nghiệm khách hàng).
Từ số hóa nghiệp vụ nội bộ
Mới đây, Sacombank đã chính thức triển khai Hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS). LOS cho phép Sacombank quản lý tập trung và chuẩn hóa toàn bộ hồsơ theo thông tin khách hàng, tăng tính bảo mật an toàn, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Sacombank theo tiêu chuẩn Basel II. Bên cạnh đó, các tờ trình, biểu mẫu sẽ được hệ thống xuất tự động và luân chuyển hồ sơ qua từng cấp phê duyệt theo đúng thẩm quyền, giúp giảm thiểu các rủi ro, giảm chứng từ giấy.
Ngoài ra, LOS liên kết các hệ thống khác của Sacombank, cho phép ngân hàng tra cứu lịch sử giao dịch của khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các thông tin được nhập liệu kỹ lưỡng từ đầu làm nền tảng tái sử dụng lại nhiều lần, từ đó giúp công tác xử lý hồ sơ ở giai đoạn triển khai phán quyết và ở các trình phê duyệt lần sau nhanh chóng hơn. LOS còn được sử dụng như công cụ hỗ trợ giám sát, quản trị rủi ro từ xa đối với các hồ sơ tín dụng để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.
Trước đó, Sacombank cũng đã tiến hàng nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24 từ phiên bản R11 sang R17, bổ sung các tính năng mới giúp tăng cường khả năng xử lý giao dịch và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cũng đưa vào triển khai dự án phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) bao gồm các chức năng Bán hàng, Dịch vụ, Quản lý tiếp thị đa kênh và Giải pháp phân tích tích hợp dữ liệu cho phép quản lý thông tin khách hàng trên toàn mạng lưới 566 điểm giao dịch, tăng cường lắng nghe nhu cầu khách hàng, từ đó đề ra các sản phẩm – dịch vụ tương ứng.
Đến số hóa kênh bán hàng và tăng trải nghiệm khách hàng
Bên cạnh việc hiện đại hóa kỹ thuật hạ tầng, Sacombank cũng đẩy mạnh số hóa kênh bán hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Ngân hàng là một trong những đơn vị đầu tiên đón đầu xu hướng công nghệ “chạm thanh toán” và thanh toán không dùng tiền mặt khi tiên phong hợp tác với Samsung thông qua tích hợp thẻ Sacombank vào ứng dụng Samsung Pay, cùng lúc cho ra đời thẻ Sacombank Contactless, chỉ cần chạm nhẹ vào máy POS là có thể thanh toán, tiện lợi và hạn chế lộ thông tin thẻ
Không dừng lại ở việc giao dịch qua kênh truyền thống (face to face), Sacombank đi tiên phong trong việc cho ra mắt các loại hình giao dịch trực tuyến và di động như dịch vụ ngân hàng điện tử (iBanking), ứng dụng ngân hàng di động (mBanking) và gần đây nhất là ứng dụng Sacombank Pay. Sacombank Pay tích hợp đầy đủ các tính năng, tiện ích ngân hàng hiện đại, mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị và tiện ích. Cụ thể:
- Cho phép theo dõi số dư, tra cứu giao dịch, chuyển khoản, thanh toán hoặc rút tiền mặt bằng mã QR không cần thẻ nhựa, thanh toán hóa đơn mọi lúc mọi nơi.
- Không chỉ khách hàng có tài khoản tại Sacombank mà cả khách hàng đang giao dịch tại ngân hàng khác hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ của Sacombank đều có thể cài đặt và trải nghiệm Sacombank Pay.
- Khách hàng có thể nạp tiền/chuyển tiền vào Sacombank Pay để chi tiêu bằng tài khoản/thẻ Sacombank hoặc các ngân hàng khác.
- Sacombank Pay tích hợp thanh toán QR chuẩn quốc tế EMV – là tiêu chuẩn thanh toán bảo mật, tương tác toàn cầu nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng Sacombank Pay để mua sắm, thanh toán trên toàn thế giới.
- Chủ động quản lý thẻ, tài khoản. Khách hàng có thể tra cứu toàn bộ thông tin thẻ, tài khoản hiện có, kích hoạt, tạo hoặc đổi mã PIN, khóa hoặc mở khóa thẻ Sacombank của mình bất kỳ lúc nào
Ngoài ra, Sacombank đang triển khai dịch vụ đặt hẹn online, khách hàng sẽ được nhận được mã đặt hẹn (mã QR) sau khi đặt hẹn thành công trên website Sacombank và Sacombank Pay. Đến giờ hẹn, khách hàng có mặt tại điểm giao dịch đã đăng ký, quét/nhập Mã đặt hẹn tại Quầy giao dịch điện tử, sẽ được nhận ngay số thứ tự giao dịch ưu tiên.
Sắp tới, ngân hàng sẽ khởi động dự án “Nâng cấp và hoàn thiện khung quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ (ALM) nhằm gia tăng năng lực quản trị rủi ro, kiểm soát tốt nguồn thu cũng như hồ sơ khách hàng. Đối với Sacombank, đẩy mạnh “số hóa” là một trong những mục tiêu hàng đầu, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững mà còn là cơ sở để nâng tầm vị thế của Sacombank so với ngân hàng bạn hay nói rộng ra hơn là vị thế của thị trường tài chính Việt Nam trên trường quốc tế.