🥇 Quy tắc đầu tư hàng đầu là gì? Bạn biết khi nào có thể tiết kiệm! InvestingPro giảm tới 55% trước ngày THỨ SÁU ĐENNHẬN ƯU ĐÃI

Doanh nghiệp kêu trời không thấu

Ngày đăng 14:20 22/08/2017
Doanh nghiệp kêu trời không thấu

Vietstock - Doanh nghiệp kêu trời không thấu

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 50% thời gian thông quan; các bộ không bao giờ đi cùng nhau, "đợi ông kia về rồi ông khác mới đến..."

Ngày 21-8, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra 11 bộ về tình hình cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Sô-cô-la "cõng" 13 giấy phép

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng tổ công tác, cho biết hiện tỉ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan lên tới 30%-35%, trong khi Nghị quyết 19 của Chính phủ đã yêu cầu phải kéo giảm còn 15%.

Còn theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện có khoảng 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và mỗi năm doanh nghiệp (DN) phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng cho hoạt động này.

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá đang tồn tại tình trạng "độc quyền" trong kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng điều đáng nói là chỉ phát hiện được 0,1% vi phạm, một tỉ lệ rất thấp. Do sự chỉ định độc quyền của các bộ dành cho cơ quan kiểm định, chứng nhận mà DN phải di chuyển từ Nam ra từ Bắc, từ miền núi, miền biển về Hà Nội chỉ để kiểm tra, giám định. Cùng với đó, đến thời điểm này còn 5.917 điều kiện kinh doanh của các bộ tại cửa khẩu. Đặc biệt, hiện còn rất nhiều thủ tục chồng chéo, trong số các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành, có tới 58% phải thực hiện 2-3 lần thủ tục kiểm tra, làm tăng chi phí cho DN.

"Nhiều việc vẫn còn cài cắm giấy phép như một điều kiện kinh doanh không hợp lý, không đúng quy định. Hoặc có bộ ra văn bản không phải thông tư nhưng yêu cầu này kia, tạo ra điều kiện, rào cản khác biệt" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng gay gắt.

Đáng chú ý, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 50% thời gian thông quan, nhiều lô hàng hải quan kiểm tra rồi nhưng không thông quan được, thậm chí 3 tháng sau, bộ chuyên ngành mới tới kiểm tra, hôm nay yêu cầu một thủ tục, hôm sau lại "đẻ" thêm thủ tục khác và DN cứ chạy theo. "Một mặt hàng nguyên liệu sô-cô-la cần 13 loại giấy phép. Hay mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải qua 2 bộ. Đáng ngại hơn là các bộ không bao giờ đi cùng nhau, đợi ông kia về rồi ông khác mới đến kiểm tra, kiểm định. Các bộ thấy có hợp lý không" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bất bình.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sau cuộc họp này, tổ công tác sẽ rà soát từng bộ, như Bộ Công Thương có 1.220 điều kiện kinh doanh thì đi vào làm rõ từng thủ tục.

Bao biện

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nhận xét thủ tục phức tạp DN kêu đã 5 năm rồi. "Tôi cho rằng phàn nàn của DN là đúng. Phản ứng của DN với thủ tục kiểm tra chuyên ngành xoay quanh "5 không": không hợp lý, không minh bạch, không tiên lượng được, không hiệu lực và không phù hợp với thông lệ quốc tế".

Trước sự quy kết của ông Cung, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cho rằng Bộ Y tế đã chuyển dịch theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex quốc tế. "Anh Nguyễn Đình Cung nói Việt Nam quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế thì tôi xin nói duy nhất Nhật Bản và một số nước phát triển châu Âu, trong ASEAN có Singapore là không tiền kiểm mà chuyển sang hậu kiểm. Còn lại tất cả, từ Trung Quốc đến Thái Lan, Philippines trên từng sản phẩm đều có số giấy phép sản xuất trên mã sản phẩm. Do đó, không thể nói là không phù hợp với thông lệ quốc tế" - ông Phong phân bua.

Tiếp tục thanh minh, ông Phong dẫn hàng loạt quy định để phản ứng lại nhận định "5 không" của TS Nguyễn Đình Cung: "Bộ Tư pháp gác cửa cho Chính phủ, nếu chúng tôi làm trái luật thì họ đã có ý kiến. Còn thông tin sô-cô-la gánh 13 giấy phép, tôi không hiểu từ đâu. Còn nguyên liệu DN tự kê khai".

Trước phản ứng của Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, đề nghị thay giấy xác nhận bằng việc DN gửi thông báo cho Bộ Y tế và công bố trên nhãn hàng, bao bì, tài liệu kèm theo đúng định mức. Cơ quan chức năng căn cứ vào đó để kiểm tra, không cần chờ cấp giấy chứng nhận, xác nhận nữa thì có được không?

Đáp lại, ông Nguyễn Thanh Phong giải thích: "Hiện nay, Nhật Bản, một số nước châu Âu, Singapore đang làm như vậy. Nhưng ý thức chấp hành pháp luật của DN ở những nước đó rất tốt và nguồn lực phục vụ hậu kiểm của họ rất mạnh. Để thực hiện hậu kiểm phải có 2 yếu tố. Một là, ý thức chấp hành pháp luật, như ở Singapore, không thấy ai trốn vé xe buýt, ở Nhật Bản làm gì có bơm tạp chất vào tôm, làm gì có rau 2 luống, lợn 2 chuồng, làm gì có lợn sề thành thịt bò… Hai là, về nguồn lực, như Nhật Bản có 12.000 thanh tra chuyên ngành về ATTP, còn Việt Nam chỉ có 400 người. Ở Nhật Bản người ta chi một lượng tiền khổng lồ mua mẫu để hậu kiểm và xét nghiệm. Còn đến nay, kinh phí của Việt Nam dành cho ATTP mới tạm ứng được hơn 20% của năm 2016. Tôi không bao biện nhưng Việt Nam chưa làm được như họ".

Trước sự "tự vệ" của Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn: "Không nên bao biện quá cục trưởng à! Mình phải nhìn thực tế của ngành mình. Anh ở trên nói thế thôi chứ ở dưới không tốt như thế đâu… Nếu tốt như thế thì DN chẳng phải kêu lên tận Chính phủ. Mình không đặt vấn đề mở cửa, không kiểm soát dịch bệnh, cho thực phẩm mất an toàn vào nhưng phải quyết tâm ngăn chặn việc kiểm tra chồng chéo, rồi kiểm tra nhiều nhưng phát hiện vi phạm thì lại không thấy. Anh nói làm nhiều nhưng anh phát hiện ra bao nhiêu phần trăm vi phạm? Tôi nói quan trọng nhất là mình rà soát lại để xem cái gì bỏ được thì cắt cho DN bớt khổ, cái gì chưa cắt, chưa sửa được ngay thì trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu quan điểm.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.