700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online

Ngày đăng 02:15 07/07/2024
700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online
WINK/USD
-

Vietstock - 700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online

Trong các kênh bán hàng tại Việt Nam thì kênh online đang phát triển mạnh mẽ.

Trong chương trình làm việc tháng 7, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) thuộc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Lộ trình chuyển đổi số hướng đến thị trường”.

Theo các chuyên gia bán lẻ, số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy có những doanh nghiệp, TMĐT đóng góp 30% tổng doanh thu. Qua đó, cho thấy nhiều DN lớn đã đầu tư nguồn lực để phát triển trên kênh bán hàng tiềm năng này.

Năm 2025 quy mô nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 32 tỉ USD. Trong đó tỉ trọng TMĐT đóng góp vào nền kinh tế số 65% và hiện nay kênh TMĐT tăng trưởng 37%/năm.

Với tốc độ tăng trưởng lớn như vậy, TMĐT đóng góp 7,5% tăng trưởng trong tất cả các kênh bán hàng của Việt Nam.

Chiết khấu cao dẫn đến chi phí bán hàng ở siêu thị cao gấp đôi kênh truyền thống. Ảnh: TÚ UYÊN

Ông Phạm Hồng Sơn, chuyên gia về TMĐT và chuyển đổi số hệ thống phân phối cho biết, tại Việt Nam có ba kênh phân phối hàng tiêu dùng nhanh gồm cửa hàng tạp hóa- chợ, siêu thị- cửa hàng tiện ích và kênh online.

Trong đó, kênh truyền thống với 700.000 cửa hàng tạp hóa, trong 20 năm qua tốc độ tăng trưởng vẫn chỉ khoảng 5%. Riêng kênh siêu thị chiếm 20% thị phần, tăng trưởng 10%.

Đáng lưu ý là kênh online tại Việt Nam dù chỉ chiếm 5% thị phần nhưng tăng trưởng đến 30%-45%/năm.

Theo ông Sơn, mặc dù tăng trưởng thấp nhưng hiện nay các chủ cửa hàng tạp hóa ngày càng năng động, nắm bắt xu hướng công nghệ 4.0. Theo đó dần chuyển đổi với mô hình như siêu thị, cửa hàng tiện tích.

Trong khi đó, các siêu thị, cửa hàng tiện ích lại bán sỉ cho cửa hàng truyền thống.

“Sự năng động quá mức của kênh bán hàng cũng gây nên rắc rối trên thị trường. Tuy nhiên, cho thấy kênh truyền thống vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của mình”- ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trong bối cảnh chuyển đổi số đang được đẩy mạnh, làm thế nào số hoá kênh phân phối để tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng hiệu quả đòi hỏi DN cần xác định rõ kênh bán hàng của mình ở đâu, số hóa ở khâu phân phối nào và mức chiết khấu nào là hợp lý nhất.

Chẳng hạn, trước đây để đưa hàng hóa vào siêu thị, DN chấp nhận chiết khấu 20%- 30% tùy ngành hàng và mỗi năm nhà bán lẻ không ngừng yêu cầu tăng thêm.

Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển kênh online, siêu thị cũng biết mình không phải là người duy nhất. Do đó, trong quá trình đàm phán DN cần chủ động yêu cầu nhà bán lẻ đưa ra những đề nghị hợp lý.

“Chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu mức chiết khấu quá cao dẫn đến chi phí bán hàng tại kênh siêu thị gấp đôi kênh truyền thống ”- ông Sơn nói.

Ông Sơn cho biết thêm, đối với khuyến mãi, thì DN hiện nay đang đầu tư nhiều nhưng nhu cầu thị trường không tăng. Hàng hóa cạnh tranh lẫn nhau, những sản phẩm nào không có khuyến mãi bị đẩy hàng vào những vị trí khuất, không bán được. Điều này tạo nên sự méo mó trên thị trường, dẫn đến hệ lụy hàng hóa đẩy ra bên ngoài nhà phân phối, trở thành “Tay trái đánh tay phải, tay phải đánh tay trái”.

Lúc đó chủ cửa hàng tạp hóa không bán được hàng sẽ nghỉ hợp tác, nhân viên cũng sale bị thiệt thòi. Do vậy, đòi hỏi DN cần quản lý tốt các kênh phân phối, cần có tầm nhìn tổng thể.

“Đồng thời, trong ba yếu tố đầu tư cho chủ cửa hàng tạp hóa, đầu tư cho kênh hiện đại, đầu tư cho sàn TMĐT và đầu tư cho khuyến mãi, tôi cho rằng DN sản xuất nên tăng đầu tư cho kênh truyền thống, chủ tạp hóa để họ cạnh tranh phát triển bởi hiện nay chi phí cho chủ tạp hóa chỉ từ 6%-10%”- ông Sơn chia sẻ.

TÚ UYÊN

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.