💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

Ngày đăng 07:00 29/03/2019
Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin
GOOGL
-
GOOG
-
BTC/USD
-
ETH/USD
-
Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

Sự tập quyền ăn sâu vào xã hội của chúng ta dưới hình thức các tập đoàn, doanh nghiệp và chính phủ. Không phải họ xấu, nhưng công nghệ blockchain có thể cung cấp một sự thay thế cấu trúc khả thi thông qua việc tạo ra một hệ thống minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn. Ý tưởng của phân cấp mã nguồn mở là phân phối lại sức mạnh đồng thời tạo ra một hệ thống công bằng và không cần sự tin cậy trong tất cả các ngành công nghiệp. Do đó, bước đột phá về mặt công nghệ này mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng cho tương lai của chúng ta.

Tiền điện tử: Tài sản dễ biến động nhất mà bạn có thể thấy Bất chấp giải pháp mang tính cách mạng này, tiền điện tử vẫn đang đấu tranh để được đón nhận trên diện rộng. Một trong những trở ngại là, tiền điện tử cực kỳ biến động, khi giá lên xuống nhanh chóng và không thể đoán trước được. Do sự non trẻ của công nghệ, một số người cho rằng vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi tiền điện tử có thể trở thành một phương tiện trao đổi thực tế và khả thi. Hiện tại, một đặc tính lớn gây ra sự biến động cực đoan này là đầu cơ; nhu cầu về tiền điện tử được thúc đẩy bởi giao dịch và đầu cơ hơn là sự ứng dụng trong thế giới thực.

Chúng ta có thể thấy rõ tác động của điều này, khi mà tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã đạt tới mức cao nhất mọi thời đại trên 800 tỷ USD vào đầu năm 2018 nhưng hiện lại ở mức thấp nhất, chỉ 200 tỷ USD trong vòng nửa năm sau đó.

Trên thực tế, các coin đều giảm trung bình 80% kể từ mức đỉnh của chúng, điều này càng “củng cố” thêm sự biến động cực đoan của tiền điện tử. Chúng đang phải vật lộn để duy trì giá trị của mình so với đô la Mỹ. Do bản chất cực kỳ dễ biến động của tiền điện tử, nên thật khó để sử dụng tiền điện tử cho mục đích giao dịch và đa phần các nhà bán lẻ – vốn đại diện cho một nhóm quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận tiền điện tử – đều nhận thấy được điều này. Để giảm bớt sự biến động của thị trường tiền điện tử, những biến thể khác nhau về stablecoin đã xuất hiện.

Stablecoin là gì? Stablecoin – đúng như tên gọi của nó – là một loại tiền điện tử được “neo giá” với một tài sản có giá trị ổn định, chẳng hạn như vàng hoặc tiền tệ pháp định (cụ thể là USD). Một stablecoin thường có giá trị cố định liên quan đến tài sản cơ sở của nó. Ví dụ: Tether (USDT) được hỗ trợ bởi đô la Mỹ và có giá trị ổn định là 1 USD cho mỗi token USDT. Một stablecoin phải luôn duy trì được sự ổn định về giá trị của mình bất chấp sự biến động điên rồ của các loại tiền điện tử khác.

Không có gì ngạc nhiên khi tiền điện tử là tài sản (hay khoản đầu tư) dễ biến động nhất mà bạn có thể bắt gặp; vốn hóa thị trường tiền điện tử nói chung có thể tăng hoặc giảm hai con số chỉ trong một ngày. Mặt khác, stablecoin có giá trị cố định so với tài sản cơ sở. Có nhiều loại khác nhau đối với các stablecoin mà chúng ta sẽ khám phá bên dưới.

Tầm quan trọng của Stablecoin Do không có cả sự ổn định ngắn hạn lẫn dài hạn, việc công chúng chính thống chấp nhận tiền điện tử như một sự thay thế trực tiếp cho tiền tệ fiat hay các tài sản truyền thống được coi là cực kỳ rủi ro. Sự áp dụng hàng loạt trên diện rộng sẽ luôn đòi hỏi một số hình thức ổn định. Từ góc độ người tiêu dùng, sẽ rất mạo hiểm và không thực tế khi sử dụng tiền điện tử để dùng hàng ngày. Một phương tiện trao đổi dễ biến động có thể gây tổn hại đến sức mua của người dùng.

Sức mua liên quan đến khả năng tài chính của việc mua sản phẩm và dịch vụ. Nó được sử dụng để mô tả số lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được mua bằng một đơn vị tiền tệ. Chẳng hạn, 1 đô la Mỹ sẽ cho phép chúng ta mua một tách cà phê đơn giản trong ngày hôm nay và có lẽ, trong vòng một năm nữa kể từ bây giờ. Nhưng việc mua cùng một tách cà phê với giá 1 USD sẽ khác rất nhiều so với bây giờ, vì giá trị của Bitcoin biến động mạnh mẽ. Có lẽ nó có thể giúp bạn có được chỉ nửa cốc cà phê vào năm tới hoặc thậm chí tới 100 tách cà phê theo chiều hướng ngược lại.

Đó chính là nơi mà stablecoin phát huy tác dụng. Stablecoin là hình thức tiền điện tử duy nhất mà bạn không cần phải lo lắng về sự bất ổn và biến động của giá tiền điện tử. Stablecoin có vai trò quan trọng do các yếu tố sau:

1. Giảm bớt khó khăn kinh tế & chính trị Stablecoin có khả năng giúp những người sống ở các quốc gia chịu tỷ lệ lạm phát cao, điều mà cuối cùng làm giảm sức mua của họ. Đây thường là kết quả của sự bất ổn về kinh tế và chính trị. Có rất nhiều ví dụ trong suốt lịch sử mà trong đó tiền tệ pháp định đã bị phá giá đáng kể, với ví dụ gần đây nhất là đồng tiền quốc gia Venezuela đã mất giá hơn 95%! Điều này có nghĩa là nếu trước đây một tách cà phê có giá 1 VEB, thì giờ đây bạn cần tới 20 VEB để mua cùng một tách cà phê đó vì giá trị của nó đã giảm!

Ở những quốc gia này, việc di chuyển vốn của họ đi nơi khác là vô cùng khó khăn vì chính phủ áp đặt luật kiểm soát vốn để ngăn tiền ra khỏi đất nước. Chuyển đổi tiền của họ sang stablecoin sẽ đảm bảo rằng giá trị tiền của họ được bảo toàn, thay vì giữ tiền bằng loại tiền tệ pháp định của quốc gia, điều này sẽ làm giảm thêm sức mua của họ. Stablecoin có khả năng hỗ trợ cho đại chúng trên toàn cầu khỏi những điều không mong muốn xuất phát từ sự bất ổn về kinh tế và chính trị.

2. Cơ chế bảo đảm cho trader Nghiệp vụ bảo đảm hiểu đơn giản là để giảm thiểu rủi ro biến động giá bất lợi đối với một khoản đầu tư hoặc tài sản. Nghiệp vụ bảo đảm là một chiến lược thường được sử dụng trong giới đầu tư để bảo vệ các vị thế của bạn bằng cách giảm rủi ro. Có nhiều cách để giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như có một danh mục đầu tư cân đối giữa các khoản đầu tư “an toàn” và “rủi ro”.

Stablecoin thường được sử dụng trong thị trường tiền điện tử như một “hàng rào” đề phòng cho Bitcoin (BTC) và các altcoin hàng đầu khác. Nhiều trader tiền điện tử (chủ yếu là các trader ngắn hạn) thường bán tiền điện tử của họ đổi lấy stablecoin nếu họ nghĩ rằng có những tin tức sắp xuất hiện sẽ làm giảm giá tiền điện tử nói chung. Chuyển đổi khoản nắm giữ của mình thành stablecoin sẽ giúp bảo vệ giá trị của chúng. Nhìn vào bảng xếp hạng khối lượng hàng tháng, bạn có thể thấy rằng Tether (USDT) có khối lượng giao dịch cao thứ hai, chỉ đứng sau Bitcoin. USDT là loại stablecoin phổ biến nhất trên thị trường hay được cộng đồng sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho các vị thế của họ.

USDT chủ yếu được sử dụng bởi các trader tiền điện tử ngắn hạn để giảm rủi ro mà không cần phải thực sự “rút vốn đầu tư” hoặc chuyển tiền trở lại tài khoản ngân hàng của bạn. Chuyển tiền trở lại tài khoản ngân hàng đòi hỏi một lượng thời gian đáng kể, đôi khi mất đến hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày trước khi bạn có thể nạp lại tiền của mình vào thị trường tiền điện tử. Stablecoin hợp lý hóa quy trình này bằng cách có tùy chọn token hóa để bảo toàn giá trị của bạn bằng USD.

Danh mục Stablecoin Có rất nhiều loại stablecoin trên thị trường tiền điện tử và chúng thường được chia thành 4 loại chính.

Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

1. Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ fiat Đây là hình thức phổ biến của stablecoin. Stablecoin được hỗ trợ bởi fiat là những coin được hỗ trợ hoàn toàn bằng tiền tệ pháp định.

Tiền tệ pháp định là đồng tiền quốc gia của một quốc gia phát hành nó. Nói cách khác, nó chính là tiền giấy trong ví của bạn và tiền kỹ thuật số trong tài khoản ngân hàng của bạn. Ví dụ về tiền tệ pháp định bao gồm USD, EUR, CHF, GBP và JPY.

Các stablecoin được bảo chứng bởi fiat được hỗ trợ 1: 1, có nghĩa là 1 USD của stablecoin tương đương với 1 USD của tiền tệ pháp định. Ý tưởng là stablecoin của họ được “bảo chứng” bởi tiền fiat thật trong tài khoản ngân hàng có thực. Quả thực, loại stablecoin này là đơn giản nhất nhưng cũng tập quyền nhất. Đây là một sơ đồ cho thấy cách nó hoạt động:

Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

Như bạn có thể thấy, sẽ có một công ty hoặc thực thể trung tâm quản lý việc chấp nhận tiền fiat mới và phát hành một số lượng token được hỗ trợ bởi fiat tương ứng. Công ty là người giám sát dự trữ tiền fiat hỗ trợ cho tất cả các token. Cấu trúc tập trung này đòi hỏi một mức độ tin cậy – thông qua hoạt động kiểm toán của bên thứ ba – trong việc xác minh và xác thực rằng dự trữ fiat hoàn toàn khớp với nguồn cung token. Bất cứ khi nào holder muốn đổi lại tiền mặt bằng token của mình, công ty sẽ chuyển tiền fiat vào tài khoản ngân hàng của holder và các coin tương đương sẽ bị tiêu hủy hoặc đưa ra khỏi lưu thông.

Ưu điểm

  • Đơn giản: Cấu trúc được hỗ trợ bởi fiat rất dễ hiểu và đơn giản
  • Tính ổn định: Tiền tệ Fiat là một tài sản ổn định vì về phương diện pháp lý nó được hỗ trợ bởi chính phủ và nền kinh tế của đất nước. Điều này đảm bảo rằng giá cơ sở sẽ không dao động nhiều
Nhược điểm

  • Tập quyền: Đây là một cấu trúc tập trung có xu hướng dễ bị tổn thương và rủi ro khác nhau, chẳng hạn như điểm lỗi đơn (SPOF), sự phá sản của thực thể trung tâm và các rủi ro đạo đức
  • Đòi hỏi sự tin cậy: Thực thể trung tâm cần được tín nhiệm đối với sự vận hành đầy đủ của hệ thống, điều này đi ngược lại nguyên tắc của tiền điện tử. Cần thực hiện kiểm toán bên ngoài để xác minh độ tin cậy của các tài khoản
  • Quy định: Các quy trình liên quan đến tiền fiat sẽ cần đến những quy định và giám sát lớn hơn, điều này có thể làm giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi
Dưới đây là một số ví dụ về những stablecoin được hỗ trợ bởi tiền fiat:

Tether (USDT) Tether được hỗ trợ bởi đô la Mỹ (USD) và đại diện cho loại stablecoin phổ biến nhất với khối lượng hàng ngày lớn. Tether được phát hành bởi một công ty có tên Tether Limited, có liên kết chặt chẽ với Bitfinex, sàn giao dịch lớn thứ 3 về khối lượng giao dịch hàng ngày. Trên thực tế, họ có cùng một CEO. Tether chủ yếu được sử dụng như một công cụ để phòng ngừa rủi ro bởi các trader tiền điện tử bất cứ khi nào có tin tức xấu xuất hiện trên thị trường. Một ví dụ là khi SEC từ chối đề xuất Bitcoin ETF từ anh em nhà Winklevoss; nhiều trader đã bán tiền điện tử của họ đổi lấy Tether để bảo toàn giá trị đầu tư cho mình. Tether cung cấp một cách thức để các trader chuyển đổi khoản nắm giữ của họ thành giá trị USD tương đương, mà không bị thiếu hiệu quả như khi phải rút vốn đầu tư ra bằng USD thật.

Những tranh cãi

Tuy nhiên, có một số tranh cãi xoay quanh Tether vì thiếu minh bạch về việc liệu USDT có được hỗ trợ đầy đủ bởi dự trữ fiat tương đương hay không. Mặc dù, Tether tuyên bố rằng dự trữ USD fiat của họ đủ để bảo chứng cho tất cả các token USDT đã được phát hành trên cơ sở 1:1, nhưng nhiều người chỉ trích vẫn không thừa nhận tuyên bố này. Họ cho rằng công ty Tether đã phát hành nhiều token USDT hơn so với dự trữ đô la trong tài khoản ngân hàng của nó. Họ cũng tuyên bố rằng đội ngũ quản lý Tether đã pump giá Bitcoin một cách giả tạo bằng tất cả số Tether mới được in.

Bất chấp những tranh cãi này, nó vẫn là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất trên thị trường với vốn hóa thị trường đạt hơn 2 tỷ USD.

TrueUSD (TUSD) TrueUSD được tạo ra như một giải pháp thay thế “minh bạch” hơn cho Tether. Theo trang web chính thức, khung pháp lý của họ sẽ cho phép khách hàng TUSD trao đổi USD trực tiếp thông qua một tài khoản bảo chứng do bên thứ ba quản lý, mà sẽ không bao giờ bị đội ngũ TUSD động vào. Họ sử dụng các hợp đồng thông minh để đảm bảo tỷ lệ 1: 1 giữa dự trữ USD thực của họ trong tài khoản bảo chứng và token TUSD được phát hành.

TUSD được giới thiệu lần đầu tiên trên Bittrex nhưng đã mở rộng sang các sàn giao dịch khác bao gồm Binance, CoinTiger, Upbit,… TUSD là stablecoin phổ biến thứ hai xét về khối lượng. Đội ngũ của TrueUSD muốn mở rộng tiện ích của token TUSD cho nhiều trường hợp sử dụng như thương mại điện tử và cũng là phương tiện để chuyển tiền quốc tế. TUSD tự hào có một đội ngũ mạnh được cho là bao gồm những nhân tài hàng đầu từ Google (NASDAQ:GOOGL), Palantir, Berkeley và thậm chí là Đại học Stanford.

2. Stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa Loại stablecoin này được hỗ trợ bởi hàng hóa. Hàng hóa là những tài sản có thể hoán đổi được để giao dịch trong cùng một thị trường. Hàng hóa phổ biến nhất được thế chấp là vàng – một dạng kim loại quý.

Vàng và tiền tệ được hỗ trợ bởi hàng hóa có lịch sử lâu đời trong việc trở thành phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị, trước khi bị bỏ rơi vào những năm 1970.

Các kim loại quý như vàng thường được xem là một nơi cất trữ giá trị tuyệt vời vì nó vẫn duy trì được giá trị của mình khá tốt so với các tài sản khác. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư đổ xô vào vàng (được coi là “nơi trú ẩn an toàn”) trong thời kỳ suy thoái thị trường khi mà mọi tài sản khác đều bị sụt giá.

Đối với những stablecoin được hỗ trợ bằng vàng, một coin tương ứng với một giá trị cụ thể của vàng (ví dụ: 1 token = 1 gram vàng). Bản thân vàng vật chất thường được lưu trữ trong hầm của một bên thứ ba đáng tin cậy. Mặc dù các stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa không phổ biến như các loại được hỗ trợ bằng tiền fiat, song nó cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho những người tìm cách giao dịch các token được hỗ trợ bởi giá trị thực, hữu hình bằng kim loại quý.

Để hiểu được dòng chảy quá trình hàng hóa, chúng ta sẽ xem xét quy trình đúc vàng của Digix, vì có vẻ như chúng là loại tiền điện tử được hỗ trợ bởi hàng hóa đáng tin cậy duy nhất:

Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

Ngoài ra còn có các stablecoin được hỗ trợ bởi dầu. Một ví dụ là Petro coin, đồng tiền được bảo chứng bởi trữ lượng dầu của Venezuela. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến chỉ trích rằng Petro coin là một trò lừa đảo.

Ưu điểm

  • Được hỗ trợ bởi Tài sản thực: Những người nắm giữ coin có thể trông cậy vào một tài sản hữu hình và được hỗ trợ bởi giá trị thực. Họ có thể mua lại các tài sản này theo tỷ lệ chuyển đổi để sở hữu tài sản thực
  • Tính ổn định: Giá của hàng hóa tương đối ổn định và do đó sẽ đại diện cho một tài sản cơ sở tốt cho một stablecoin
  • Tính thanh khoản: Việc token hóa hàng hóa mang lại tính thanh khoản cao hơn, tạo điều kiện đấu giá tốt hơn
Nhược điểm

  • Tập quyền: Các bên thứ ba như người bán, người giám sát và chính dự án là điều cần thiết để đảm bảo vận hành đúng đắn hệ thống và làm tăng rủi ro điểm lỗi đơn.
  • Kiểm toán: Quy trình kiểm toán tốn kém và tốn thời gian, nhấn mạnh khả năng của một blockchain phi tập trung.
Dưới đây là một ví dụ về stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa lớn nhất:

Digix Gold Tokens (DGX) DGX là một token ERC-20 được hỗ trợ bởi vàng vật chất đã được kiểm toán đầy đủ và được lưu trữ trong một hầm ở Singapore, được gọi là The Safe House. DGX hoàn toàn có thể mua lại tại bất kỳ thời điểm nào. Giá trị của mỗi token hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị thị trường của vàng. DGX được xây dựng dựa trên thuật toán Proof-of-Provenance trong đó mỗi thỏi vàng được bảo mật và trạng thái quyền sở hữu/quyền giám sát của nó được theo dõi chính xác trên blockchain Ethereum. DGX dự kiến sẽ được kiểm toán mỗi quý (3 tháng một lần), đây là một chỉ số tích cực.

DGX được tạo bởi một công ty có tên DigixGlobal. Điều thú vị là, đội ngũ Digix đã tạo ra hai token, Digix Gold Token (DGX) và DigixDAO Token (DGD). Các token DGD được sử dụng như một hình thức tham gia vào hệ thống quản trị của DigixDAO, nhằm tăng cường việc áp dụng DGX. Hiện tại, token DGX chủ yếu được sử dụng làm tài sản đảm bảo và cặp giao dịch của các dự án tiền điện tử khác, chẳng hạn như MakerDAO, Kryptono Exchange, Kyber Network, WeTrust, Monolith…

Đội ngũ Digix được thành lập từ năm 2014, trong đó có cựu CEO của Fujitsu Châu Á, Teo Hye Chng, với tư cách là chủ tịch.

3. Stablecoin được hỗ trợ bởi Cryptocurrency Các stablecoin được hỗ trợ bằng Cryptocurrency là những coin được hỗ trợ bởi các loại tiền tệ kỹ thuật số khác, thường là các loại tiền điện tử được xếp hạng đầu sở hữu vốn hóa thị trường lớn như Bitcoin (BTC) hoặc Ether (ETH). Thông thường, các coin được bảo chứng bởi crypto được hỗ trợ bởi một “hỗn hợp” các loại tiền điện tử thay vì chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền tệ duy nhất. Điều này cho phép phân phối rủi ro tốt hơn; rủi ro biến động đối với một loại tiền điện tử cao hơn nhiều so với nhóm tiền điện tử kết hợp. Hơn nữa, một stablecoin được hỗ trợ bởi một loại tiền điện tử duy nhất sẽ không hợp lý lắm bởi tiền điện tử cực kỳ biến động và sẽ không tạo ra một nơi lưu trữ giá trị tốt.

Đây là lý do chính cho việc tại sao các stablecoin được hỗ trợ bằng tiền điện tử thường được thế chấp trội (overcollatarization), vì vậy nó có thể chịu được sự biến động giá cực đoan của các loại tiền điện tử cơ sở. Hình thức phổ biến nhất của stablecoin được hỗ trợ bằng tiền điện tử yêu cầu người dùng phải đặt cọc (và khóa) một số lượng tiền điện tử nhất định vào một hợp đồng thông minh, từ đó sẽ tạo ra một tỷ lệ cố định của stablecoin.

Đây là quá trình chung:

Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin

Ưu điểm

  • Phân quyền: Tuân thủ một cấu trúc phi tập trung không cần sự tin cậy, minh bạch và bảo mật
  • Hiệu quả: Tính thanh khoản – hoặc chuyển đổi từ crypto này sang crypto khác – diễn ra nhanh chóng vì nó xảy ra trên blockchain
  • Minh bạch: Mọi giao dịch được ghi lại trên blockchain công khai, cho phép tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đầy đủ
  • Đòn bẩy: Do nhu cầu thế chấp trội, các coin được hỗ trợ bởi tiền điện tử có thể được sử dụng để tạo đòn bẩy cho giao dịch
Nhược điểm

  • Dễ biến động: Vì bản thân tài sản cơ sở là một loại tiền điện tử, nên nó vốn dễ biến động hơn nhiều so với các tài sản khác như hàng hóa hoặc tiền tệ fiat
  • Thanh lý tức thời: Tiền điện tử cơ sở có thể bị thanh lý ngay lập tức nếu giá trị của nó giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định
  • Phức tạp: Có nhiều yếu tố phức tạp có thể làm xáo trộn quá trình “đúc tiền”
Dưới đây là một ví dụ nổi bật về một stablecoin được hỗ trợ bởi crypto:

MakerDAO (DAI) MakerDAO là một dự án ERC-20 có 2 coin riêng biệt: MKR & DAI. Chúng tôi sẽ tập trung vào DAI vì đây là một stablecoin được hỗ trợ bởi các loại tiền điện tử khác. Không giống như những stablecoin còn lại, Dai không phụ thuộc vào một thực thể tập trung hoặc bên thứ ba vì nó sống hoàn toàn trên blockchain. DAI là một coin được hỗ trợ bởi tiền điện tử, phân quyền với mệnh giá được “neo” với đô la Mỹ. DAI đạt được sự ổn định về giá thông qua một hệ thống tự trị của các hợp đồng thông minh – được gọi là Collateralized Debt Position (CDP) – phản ứng trước các động thái thị trường khác nhau.

Để tạo ra các coin mới, Ether (ETH) phải được sử dụng làm tài sản đảm bảo và được gửi cho CDP. CDP sẽ khóa ETH được đặt cược và DAI mới sẽ được “đúc”. MakerDAO có kế hoạch cho phép sử dụng các token ERC-20 khác trong tương lai, ngoài ETH.

4. Stablecoin kiểu thuế lạm phát Seignorage là loại stablecoin duy nhất không được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản nào. Các loại coin theo kiểu Seignorage sử dụng một cách tiếp cận được quản lý bằng thuật toán để mở rộng và giao kèo nguồn cung tiền của một stablecoin, giống như cách một ngân hàng trung ương in hoặc tiêu hủy tiền. Khi tổng nhu cầu đối với các coin tăng lên, nguồn cung stablecoin mới được tạo ra để giảm giá trở lại mức ổn định. Mục tiêu chính là để có được giá coin gần nhất có thể với 1 USD. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các stablecoin dựa trên thuế lạm phát dù không phổ biến nhưng đã thu được lợi ích đáng kể trong thời gian gần đây.

Ưu điểm

  • Phân quyền: Vì mọi điều chỉnh đều được thực hiện trên chuỗi, tất cả dữ liệu liên quan đến stablecoin được lưu trữ trong một sổ cái không cần sự tin cậy, minh bạch và an toàn
  • Sự thiếu vắng của tài sản đảm bảo: Không cần tài sản đảm bảo để tạo ra coin mới. Vì các coin được tạo ra hoặc tiêu hủy bởi một thuật toán, nên cách duy nhất để bạn có thể nhận được tiền là thông qua một sàn giao dịch
  • Ổn định: Vì giá trị được điều chỉnh tự động dựa trên cung và cầu thị trường, nên giá sẽ ổn định
Nhược điểm

  • Phức tạp: Hệ thống dựa trên quy tắc được tích hợp với logic phức tạp khó giải thích
Một ví dụ nổi bật về coin theo kiểu thuế lạm phát là Basis.

Basis Trước đây được gọi là “Basecoin”, Basis là một stablecoin gắn giá trị của nó với USD thông qua các điều chỉnh thuật toán của nguồn cung coin. Sự ổn định về giá đạt được bằng việc theo dõi các tỷ giá hối đoái bên ngoài khác nhau được xác minh bởi một hệ thống oracle. Nếu Basis giao dịch trên 1 USD, các stablecoin mới sẽ được tạo ra và phân phối. Tuy nhiên, nếu Basiscoin giao dịch với giá dưới 1 USD, Base Bonds – một loại tiền riêng biệt khác – sẽ được tạo ra và bán trong một cuộc đấu giá mở để lấy coin ra khỏi lưu thông.

Lời kết Stablecoin là một yếu tố quan trọng cho một thị trường tiền điện tử sôi nổi và năng động. Muốn thúc đẩy việc chấp nhận chính thống tiền điện tử đòi hỏi các stablecoin phải trở thành một cơ chế phòng ngừa rủi ro khả thi trong thị trường đầy biến động này.

Xem thêm

  • Tính biến động của tiền điện tử: Tại sao sự biến động lại quan trọng trong thị trường tiền điện tử
  • 4 loại coin giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro bạn không thể không có!
Trên đây là bài viết “Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin” mà CafeBitcoin gửi đến độc giả. Nếu thấy đây là bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó!

Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại  https://t.me/cafebitcoininfo
Nguồn Masterthecrypto

The post Hướng dẫn về Stablecoin: Stablecoin là gì? Danh mục và Tầm quan trọng của Stablecoin appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.