Vì sao giá dầu giằng co liên tục?

Ngày đăng 13:28 06/07/2022
Vì sao giá dầu giằng co liên tục?
CL
-

Vietstock - Vì sao giá dầu giằng co liên tục?

Hai nỗi sợ đang thay nhau chi phối thị trường dầu toàn cầu. Đó là mối lo ngại khan hiếm nguồn cung và rủi ro kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Giá dầu thô thế giới giằng co liên tục trong tuần qua, khi lo ngại khan hiếm nguồn cung và nỗi sợ suy thoái liên tục thay nhau chi phối tâm lý thị trường.

Theo dữ liệu của Trading Economics hôm 5/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu hiện đạt 113,12 USD/thùng, tăng mạnh so với mức hơn 108 USD/thùng ngày 1/7.

Trong khi đó, giá dầu thô WTI có lúc chạm ngưỡng 111,4 USD/thùng sau khi rơi xuống dưới mốc 106 USD/thùng hôm 1/7. Tính đến 14h30, loại hàng hóa này được giao dịch quanh ngưỡng 110 USD/thùng.

Nói với Zing, chuyên gia quốc tế giải thích giá dầu quay đầu tăng khi nỗi lo ngại về nguồn cung vượt qua nỗi sợ suy thoái. Theo đó, cuộc đình công ở Na Uy, tình hình chính trị tại Libya và việc OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh) không tăng sản lượng đáng kể đều tạo sức ép lên thị trường dầu vốn đã bị siết chặt.

Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu biến động mạnh trong vòng một tuần qua. Ảnh: Trading Economics.

Nguồn cung vẫn khan hiếm

"Giá dầu tiếp tục phục hồi sau đợt bán tháo do lo ngại suy thoái. Tình trạng mất cân bằng cung - cầu trên thị trường thực tế đã đẩy giá lên cao", ông Jeffrey Halley - nhà phân tích thị trường cấp cao tại hãng Asia Pacific Oanda (có trụ sở ở Singapore) - giải thích với Zing.

Còn theo ông Warren Patterson - Trưởng bộ phận Chiến lược hàng hóa của ING, nhiều nhà giao dịch bắt đầu lo ngại về nhu cầu khi triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm hơn. "Tuy nhiên, thị trường dự kiến vẫn thắt chặt trong phần còn lại của năm", ông nhận định.

Hôm 5/7, các công nhân khai thác dầu ngoài khơi Na Uy đã bắt đầu đình công. Theo nhà sản xuất Na Uy Equinor, cuộc đình công có thể khiến sản lượng sụt giảm tương đương 89.000 thùng dầu/ngày, trong đó sản lượng khí đốt tự nhiên tương đương 27.500 thùng dầu/ngày.

Giá dầu tiếp tục phục hồi sau đợt bán tháo do lo ngại suy thoái. Tình trạng mất cân bằng cung - cầu trên thị trường thực tế tiếp tục đẩy giá lên cao

Nhà phân tích thị trường cấp cao Jeffrey Halley

Hôm 3/7, Hiệp hội Dầu khí Na Uy dự báo sản lượng dầu sẽ giảm còn 130.000 thùng/ngày kể từ hôm 6/7. Theo tính toán của Reuters, con số này tương đương 6,5% sản lượng dầu của Na Uy.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya đã khiến các cảng chính - Es Sider, Ras Lanuf - và mỏ dầu El Feel phải đóng cửa. Điều này khiến xuất khẩu giảm khoảng 2/3 so với mức bình thường.

Giới quan sát cũng cho rằng mức tăng sản lượng của OPEC là không đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu. Trên thực tế, các quốc gia thành viên cũng đang chật vật đạt mục tiêu sản lượng.

Các dữ liệu cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản và Trung Quốc - một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - đã được cải thiện. Điều này cũng góp phần thúc đẩy giá dầu.

Vào tháng 6, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong ngành dịch vụ của Trung Quốc - do Caixin công bố - đã ngắt đà giảm kéo dài 3 tháng và tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm.

Trong khi đó, PMI tháng 6 của Nhật Bản - do au Jibun Bank công bố - đã ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2013.

Lực cản với thị trường dầu

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng nhu cầu sẽ suy yếu trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt. Những ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất để đối phó với mức lạm phát cao kỷ lục.

"Thị trường dầu thế giới vẫn bị thắt chặt nghiêm trọng. Điều đáng buồn là trường hợp duy nhất khiến giá giảm đáng kể là một cuộc suy thoái", ông Craig Erlam - nhà phân tích có trụ sở ở Anh - bình luận với Zing.

Mới đây, Nomura Holdings Inc. cảnh báo các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới. Nguyên nhân là việc giới chức siết chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát tăng cao và tăng trưởng giảm tốc.

Tập đoàn tài chính Nhật Bản dự báo khu vực đồng EUR, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada và Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.

Một cuộc suy thoái đồng bộ trên toàn cầu có thể tác động mạnh tới nhu cầu dầu, góp phần hạ nhiệt giá. Ảnh: Reuters.

Giới chức Australia và Hàn Quốc đã nâng lãi suất để đối phó với lạm phát. Tại Hàn Quốc, lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong vòng 24 năm. Điều đó làm tăng thêm lo ngại về đà giảm tốc của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô hạ nhiệt.

"Thị trường dầu vẫn đang gặp khó khi thị trường chuyển từ mối lo ngại lạm phát sang nỗi sợ suy thoái", chuyên gia Stephen Innes của SPI Asset Management nhận định.

Tuy nhiên, nói với Zing, chuyên gia tài chính Edward Moya (có trụ sở ở Mỹ) cho rằng lo ngại suy thoái đang góp phần hạ nhiệt giá dầu, nhưng giá đã giảm khoảng 17% so với mức kỷ lục hồi tháng 3. Vì vậy, giá sẽ không giảm nhiều vì nguồn cung thực tế vẫn còn khan hiếm.

Thảo Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.