Nhận Dữ Liệu Cao Cấp cho Cyber Monday: Giảm tới 55% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

VASEP kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản

Ngày đăng 16:00 25/06/2024
VASEP kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản
USD/VND
-

Vietstock - VASEP kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản.

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh minh họa

 

Phúc đáp Công văn số 71/HĐTV ngày 04/6/2024 của Hội đồng Tư vấn CCTTHC (Hội đồng Tư vấn) về việc báo cáo kết quả hoạt động Quý II và phương hướng nhiệm vụ Quý III, IV/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số 78/CV-VASEP tới Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về nội dung trên. Một số vướng mắc, kiến nghị của DN thủy sản trong quý 2/2024 như sau:

Đề nghị hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết

Áp trần chi phí lãi vay: Việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. VASEP kiến nghị:

- Sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp DN không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN.

- Sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại diểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, … để các DN sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm đưa vào văn bản QPPL việc xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến”

Sau nhiều năm vướng mắc liên quan việc áp mức thuế TNDN cao tới 20% tại Cục thuế nhiều địa phương do Cục thuế xác định sản phẩm thủy sản là từ “hoạt động sơ chế”, sau kiến nghị của VASEP và tham vấn ý kiến của Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT thì ngày 12/3/2021 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2550/BTC-TCT v/v chính sách thuế TNDN gửi Bộ NNPTNT và VASEP, đã xác định rõ “là hoạt động chế biến thủy sản” làm căn cứ để các Cục thuế xác định ưu đãi thuế TNDN theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, việc này cần được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa vào các văn bản QPPL để thực hiện thống nhất.

VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm đưa vào văn bản QPPL việc xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến” để thực hiện chính sách thuế TNDN theo tinh thần văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 của Bộ Tài chính và văn bản số 9494/BTC-VP ngày 6/9/2023 của Bộ Tài chính (ghi nhận ý kiến của VASEP để nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách).

Xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận giấy Xác nhận Nguyên liệu (S/C) tại cảng cá

Hiện nay, việc cấp S/C tại các cảng cá sau khi DN đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài & mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2-3 tháng – ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và XK của các DN.

Hiện trạng bất cập này đã được VASEP báo cáo-kiến nghị với Bộ NNPTNT tại văn bản báo cáo số 01/BC-VASEP ngày 09/01/2024.

VASEP kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận giấy Xác nhận Nguyên liệu (S/C) tại cảng cá trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình TXNG, kiểm soát IUU.

Quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công xuất khẩu (GCXK)

Hiện chưa có quy định/ hướng dẫn về “chuyển mục đích sử dụng” như kể trên tại các Thông tư về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu của Bộ NNPTNT để người dân & DN chuyển đổi mục đích sử dụng cho hàng NK đang tạo ra một khoảng trống trong quy định đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của DN và sản xuất kinh doanh.

Xin kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công xuất khẩu (GCXK).

Vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận ATTP (H/C) của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến XK vào EU

Hiện nay, lô hàng thành phẩm của DN sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand chưa được cơ quan thẩm quyền (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) và các đơn vị thuộc Cục ghi nhận là đáp ứng yêu cầu nhằm giải quyết các thủ tục cần thiết (cấp H/C) cho việc XK lô hàng sang EU – do nội dung trên giấy H/C nhập khẩu cấp bởi CQTQ New Zealand không đầy đủ/tương thích với mục XI - Chương trình XK thủy sản vào EU ban hành kèm theo Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ NNPTNT.

VASEP kiến nghị:

- Bộ NNPTNT xem xét, trên cơ sở công nhận, thừa nhận lẫn nhau và thực tiễn của vấn đề, chấp nhận mẫu H/C của các quốc gia có Thỏa thuận với EU;

- Bộ NNPTNT xem xét giải quyết cấp H/C cho các lô hàng thành phẩm có nguyên liệu NK trước ngày QĐ 5523 có hiệu lực.

Kiến nghị rà soát lại các quy định kích thước khai thác tối thiểu tại phụ lục V, Nghị định 37/2024/NĐ-CP

Kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên được quy định tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP:

VASEP kiến nghị:

- Rà soát lại các quy định kích thước khai thác tối thiểu tại phụ lục V, Nghị định 37/2024; và xem xét để điều chỉnh phù hợp lại thông số quy định này với một số loài thông dụng trên;

- Báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi phù hợp quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên, trong đó đề xuất khung tiếp cận như Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Kiến nghị sửa đổi qui định “Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu” tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP

Quy định này gây hoang mang cho DN vì khi không biết khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong “cùng một lô hàng xuất khẩu” được hiểu như thế nào mới đúng. Bởi tại Luật Thủy sản (2017), Nghị định 26/2019, Nghị định 37/2024 và 38/2024 không thấy có định nghĩa cụ thể về hành vi “trộn lẫn nguyên liệu” kể trên.

VASEP kiến nghị:

- Bộ NN&PTNT rà soát, đánh giá lại và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, tháo gỡ phù hợp quy định «không trộn lẫn...» kể trên tại ý c, điểm 6, khoản 36 (bổ sung Điều 70b) của Nghị định 37/2024 để cộng đồng DN hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ quy định liên quan này nhằm thực hiện chống khai thác IUU tốt mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các trách nhiệm & quyền tự chủ kinh doanh của DN.

- Tương tự vậy với nội dung quy định tại khoản 4) Điều 42) Nghị định 38/2024, Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi phù hợp để đảm bảo việc xử phạt vi phạm phải tương ứng & đúng với các hành vi đã quy định tại Nghị định 37/2024 – giúp cộng đồng DN và các cơ quan thẩm quyền có liên quan cùng hiểu rõ giống nhau và thực thi xử lý vi phạm đúng, tránh việc hiểu khác, hiểu sai lệch với quy định hành vi có liên quan tại Nghị định 37/2024. Đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của các Nghị định.

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.